Một trong những xu hướng phát triển của các doanh nghiệp hiện nay là chuyển đổi số. Đặc biệt là với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ ngày một hiện đại hơn.
1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý, vận hành của doanh nghiệp. Quá trình này làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh, mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgGFEM-PxxSmpUDdk1vtqcWxKNPB4Se73P_GwSQBN-doOo5wGGBfOw-McBGzeIY1Z3NypO4wJK7FIOSqVTWWP5TeyMGpD99c_BacZ2aDHF2sp1ImAq6JPTD7sv0_XBdwRAuhnTXeAzSwSI/w640-h360/chuyen-doi-so-1-8736650_712020.jpg) |
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại |
Ở Việt Nam hiện nay, chuyển đổi số trong doanh nghiệp còn được hiểu là quá trình áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.Các công nghệ số này bao gồm: Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (cloud),...Quá trình ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp dẫn đến thay đổi về cơ cấu, tổ chức từ mô hình truyền thống sang hiện đại. Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhằm mục đích gia tăng hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận, cũng như phát triển quan hệ với khách hàng.
2. Chuyển đổi số và số hóa có gì khác nhau?
Nhiều người vẫn còn nhiều nhầm lẫn giữa 2 khái niệm số hóa và chuyển đổi số.
Số hóa (Digitizing): đây là quá trình chuyển đổi thông tin từ dạng analog truyền thống sang dạng kỹ thuật số. Hiểu đơn giản là quá trình nhập dữ liệu từ bản cứng lên phần mềm trên máy tính. Đây có thể coi là một phần của quá trình chuyển đổi số.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhlW0ik9gSKYSLrFvt8vWNLfWbMv1Z-ketZKLnErLA0hnNeDZYDt35l2R2EIPcAdHMAuu_kJE6wImtZgA4lCutd25Uv6ne9fOaBZWwtg1gpgV3t7-y9rexvtDpb17E5tJdXnQYGZsA6o8E/w640-h300/digitize-documents-1024x480.jpg) |
Số hóa là quá trình chuyển dữ liệu từ bản cứng lên phần mềm |
Chuyển đổi số (Digital Transformation): Là quá trình thay đổi toàn diện mô hình và tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên thông tin kỹ thuật số. Doanh nghiệp vận dụng dữ liệu từ số hóa, đưa ra sự phân tích, áp dụng tạo ra các giá trị mới hơn. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp cố gắng tối ưu hóa quá trình kinh doanh, hệ sinh thái của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra những giá trị mới vượt trội cho doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường.
3. Những lợi ích của đổi số trong doanh nghiệp
Thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp là xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp:
Chuyển đổi số giúp kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp
Với cách hoạt động truyền thống, quá trình vận hành, xử lý công việc thường mất nhiều thời gian, chậm trễ do các phòng bạn hoạt động riêng lẻ. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như quá trình cung ứng giá trị cho khách hàng.
Khi vận dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ giúp phá bỏ bức tường ngăn cách giữa các phòng bạn. Quá trình vận hành được thực hiện nhờ nền tảng kết nối đa chiều, đa chức năng giữa các bộ phận trong công ty. Nhờ đó hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra trôi chảy, tăng cường hiệu quả làm việc. Thậm chí, có một số khâu sẽ được tự động hóa mà thông luồng quá trình vận hành, tối ưu năng suất lao động.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả quản trị
Khi áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong vận hành doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể chủ động theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra phương án quản trị hợp lý mà không cần lúc nào cũng ngồi chờ bản báo cáo của nhân viên.
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg94jCgk9eopATm8Tt65Y1EAfNe59G7raY0ajL1lZB3jrm6bGeuB4Keq51chMgxQKfGsdGjvd6qZY66e92uk6G73b6_rC8IZEEUrmD828zcrKJ-qaJrELDKdFipqX1lTVTmJnW0jabGgj0/w640-h360/DX-7745-1581654594.jpg) |
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp tăng hiệu quả quản trị |
Mọi thông tin, dữ liệu, con số về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lưu trữ, thể hiện rõ ràng, chi tiết, minh bạch. Các rủi ro về quỹ đen, chi phí ẩn được hạn chế bớt, giúp doanh nghiệp quản lý tài chính hiệu quả. Nhờ đó xóa bỏ những vùng tối trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp giúp tối ưu năng suất làm việc của nhân viên
Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp cho phép tối ưu hiệu quả năng suất lao động của nhân viên. Áp dụng hệ thống tự động hóa trong doanh nghiệp còn hỗ trợ rút ngắn các thao tác trong quá trình vận hành. Từ đó giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao cho thị trường.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhờ vận dụng công nghệ cao, hạn chế lỗi trong dây chuyền sản xuất, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm với chất lượng cao, ổn định. Nhân viên cũng được nâng cao chuyên môn, tay nghề để tạo ra các sản phẩm với giá trị cao hơn. Nhà quản lý dễ dàng quan sát, điều khiển quá trình sản xuất. Cũng như có thể dễ dàng đưa ra đánh giá chất lượng công việc nhân viên dựa trên thành quả lao động thực tế.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi1oBpFCTvD1BflGhUy8mXpu3D9kQmxKnTF337dxrVaH7lrA_DV0vp2mnZRC7Mu9U3JdUSTz4gU2GwKnzxa_LjaHatvnD7lsN6iZ9zdTfV9lF0MXFMEL-H-ZkM4gIbFx7Y8cB-BeR4hLF4/w640-h356/so_fmmz.png) |
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh |
Với những doanh nghiệp áp dụng thành công chuyển đổi số sẽ có sự vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn hẳn doanh nghiệp khác. Nhất là với xu thế công nghệ ngày càng ăn sâu vào mọi ngõ ngách của cuộc sống. Chấp nhận thay đổi, thay đổi để dẫn đầu sẽ mang đến khả năng cạnh tranh cao cho doanh nghiệp, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Vận dụng chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế trong việc tạo dựng, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển hơn so với cách vận hành truyền thống.
Xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ số đã đặt ra yêu cầu cho mọi doanh nghiệp “thay đổi hoặc là chết”. Doanh nghiệp nào nắm bắt kịp xu hướng, có phương hướng quản trị hợp lý, phù hợp với thời đại chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét