Những điều cần lưu ý khi có ý định lắp đặt nhà thông minh

Khi có ý định lắp đặt nhà thông minh bạn phải lưu ý những điều quan trọng dưới đây để không phải nuối tiếc khi sử dụng ngôi nhà thông minh của mình.

1. Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm


Đầu tiên, hãy quan tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trên thị trường hiện tại, các sản phẩm thông minh không còn hiếm găp như trước nữa và người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn lắp đặt cho ngôi nhà của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng rất dễ chọn nhầm các sản phẩm nguồn gốc thiếu minh bạch hoặc đến từ những nhà sản xuất thiếu tiềm lực về công nghệ, nghiên cứu để vận hành và cải tiến sản phẩm, dẫn đến những trải nghiệm thiếu trọn vẹn khi lắp đặt và sử dụng.

Xem thêm:>> 5 thiết bị nhà thông minh cho ngôi nhà mơ ước của bạn

Kiểm soát nhà thông minh qua thiết bị smart home


2. Tính an toàn của sản phẩm như thế nào và được đơn vị nào kiểm chứng?


Khi sử dụng các thiết bị điện tử trong gia đình, an toàn luôn là một trong những tiêu chí được quan tâm hàng đầu, nhất là những gia đình có trẻ em và người già. Chính vì vậy, hãy hỏi nhà sản xuất về những đặc điểm của sản phẩm để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hãy đặt ra những câu hỏi về bề mặt tiếp xúc khi sử dụng, hay những chứng nhận quốc tế đảm bảo an toàn để đưa ra những quyết định chính xác nhất.

3. Thiết bị sử dụng gì để điều khiển và tốc độ đường truyền thế nào?

Một trong những ưu điểm và tiện ích vượt trội của nhà thông minh là cho phép chủ nhà điều khiển từ xa bằng Smartphone hoặc bằng giọng nói. Tuy nhiên, mỗi công ty lại chọn cho hệ thống thiết bị của mình một giao thức truyền thông riêng với những đặc điểm ưu việt và hạn chế khác nhau, ví dụ như sử dụng sóng Zigbee, Zwave, Bluetooth, Wifi… Để đảm bảo việc sử dụng app điều khiển không bị đứt đoạn, hãy hỏi nhà sản xuất về hệ thống server được đặt ở đâu để có có thêm cơ sở lựa chọn sản phẩm phù hợp cho mình.

Xem thêm:>> nhà thông minh zigbee

Read more…

Vụ "ôm" quỹ bảo trì chung cư dát vàng: Đại gia khiếu nại, Hà Nội xác minh

Hà Nội vừa lập tổ xác minh kiểm tra, làm rõ nội dung đơn khiếu nại của Công ty TNHH Hòa Bình. Công ty TNHH Hòa Bình khiếu nại vì không đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của cơ quan nhà nước với công ty này vì không bàn giao phí bảo trì nhà chung cư.


Ồn ào vụ "ôm" phí bảo trì chung cư dát vàng Hòa Bình Green City do Công ty TNHH Hòa Bình - doanh nghiệp mà ông Nguyễn Hữu Đường (còn gọi là Đường "bia") làm chủ đầu tư.


Thời gian qua đã ghi nhận không ít vụ người mua căn hộ và chủ đầu tư xảy ra tranh chấp liên quan đến 2% phí bảo trì. Nhiều vụ việc không được xử lý triệt để dẫn đến kéo dài, gây khó khăn trong quản lý, vận hành chung cư.

Liên quan đến những lùm xùm tại chung cư "dát vàng" Hòa Bình Green City, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Hòa Bình đã bị phạt 125 triệu đồng do chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị. Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo công ty này đã có khiếu nại về quyết định này.

Trước phản hồi của doanh nghiệp, Phó chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn Thúy Hằng đã ký quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại của Công ty TNHH Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) không đồng ý với Quyết định số 1270 (ngày 27/3/2020) của UBND TP về xử phạt hành chính đối với công ty này về hành vi không bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư theo quy định.

Theo quyết định, Tổ xác minh gồm ông Nguyễn Văn Tuân - Phó trưởng phòng Thanh tra 4 làm tổ trưởng và ông Nguyễn Hoàng Anh - Chuyên viên phòng Thanh tra 4, làm thành viên.

Quyết định nêu rõ, tổ xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh làm rõ nội dung đơn khiếu nại của Công ty Hòa Bình theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội tại quyết định số 4673 (ngày 19/10/2020). Quá trình xác minh kéo dài trong 35 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định.

Hòa Bình Green City vốn được quảng bá là chung cư cao cấp "dát vàng" với chất lượng 6 sao, dịch vụ hoàn hảo. Tuy nhiên, sau nhiều năm bàn giao, cư dân tại đây đã nhiều lần xuống đường căng băng rôn đòi quyền lợi.

Xem thêm:>> Vụ bước hụt chân rơi 3m ở sảnh thang máy: Ai chịu trách nhiệm?

Đến thời điểm này, nhiều bức xúc vẫn chưa được giải quyết. Hồi đầu tháng 11 vừa qua, Văn phòng Chính phủ cũng đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội chuyển 20 đơn thư của công dân dự án Hòa Bình Green City.

Nguyễn Mạnh

Read more…

Vụ bước hụt chân rơi 3m ở sảnh thang máy: Ai chịu trách nhiệm?

Chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu hệ thống thang máy chung cư Golden Land chưa được bàn giao cho ban quản trị thì việc cư dân bước hụt rơi từ độ cao 3m, bị đa chấn thương có trách nhiệm của chủ đầu tư.

Ngày 10/12, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đang tiếp tục làm rõ vụ việc cư dân Nguyễn Anh Cường (53 tuổi) đi ra khỏi thang máy tại tòa B chung cư Golden Land, ở địa chỉ 275 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung) đã bước hút chân rơi từ độ cao 3m , bị đa chấn thương.

Tòa chung cư Golden Land do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (nay đổi tên thành CTCP Tập đoàn Bất động sản CRV) - thuộc Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy, là chủ đầu tư, được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép cải tạo công trình số 80/GPCT vào hồi cuối tháng 11/2019.

Qua tìm hiểu, giấy phép cải tạo công trình này thể hiện, chủ đầu tư được cải tạo khối đế công trình Nhà ở cao tầng N01 là bổ sung thêm 2 thang máy ngoài nhà với diện tích khoảng 16,8 m2, chạy từ tầng hầm B2 lên tầng kỹ thuật.

Xem thêm:>> Kiến nghị bỏ phí bảo trì 2% tránh các tranh chấp phát sinh


Hình ảnh một nhóm người đang lắp đặt lan can tại vị trí ông Cường bị bước hụt chân, ngã rơi xuống sàn tầng 1 (Ảnh: Nguyễn Trường).

Đáng chú ý, trả lời với báo chí, một đại diện Sở Xây dựng Hà Nội thông tin rằng, theo giấy phép được cấp thì tại khu vực tầng 2 không có cửa thang máy đi ra dầm chịu lực (phần sảnh trước cửa thang máy). Vị trí này chính là nơi xảy ra vụ việc ông Cường bị bước hụt chân, rơi từ độ cao khoảng 3m xuống sàn tầng 1 vào tối 4/12 vừa qua.

Trước thông tin được đưa ra từ đại diện Sở Xây dựng, theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), việc chủ đầu tư thi công sai so với giấy phép được cấp, sai thiết kế rồi xảy ra vụ việc cư dân bị ngã đa chấn thương là hành vi vi phạm pháp luật.


Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho hay chủ đầu tư đã thi công hệ thống thang máy sai so với giấy phép cải tạo đã được cấp. Trong ảnh: Hệ thống thang máy mới được lắp thêm để phục vụ các tầng thương mại (phần cột ốp đá đen) (Ảnh: Nguyễn Trường).

Theo quy định của Luật Nhà ở, chủ đầu tư và Ban quản trị tòa chung cư phải chịu trách nhiệm trong việc bồi thường thiệt hại cho ông Cường. Nếu hệ thống thang máy đã đưa vào vận hành, được bàn giao cho ban quản trị thì phía ban quản trị phải chịu trách nhiệm.

"Ngược lại, nếu hệ thống thang máy này chưa được bàn giao cho ban quản trị thì phía chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn. Trong vụ việc này, chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự, chịu chi phí chữa trị cho đến khi nạn nhân bình phục, lành lặn thì thôi" - luật sư Hậu nêu quan điểm.

Theo ghi nhận vào chiều 9/12, bên trong tòa B chung cư Golden Land có một nhóm người đang thi công, lắp đặt lan can tại khu vực ông Cường bị rơi xuống. Riêng ở tòa C chung cư này, hệ thống thang máy cũng đã bị cơ quan công an tiến hành niêm phong, tạm dừng hoạt động.

PV Dân trí đã liên hệ với một cá nhân phụ trách truyền thông của chung cư Golden Land hỏi về giấy phép xây dựng và thiết kế thi công cho phép chủ đầu tư được trổ cửa ra dầm kỹ thuật. Người này cho hay, thang máy chỉ được đưa vào sử dụng sau khi được cấp phép, thẩm định, giám định thực tế. Do vậy, mọi vấn đề kỹ thuật trong xây dựng đối với thang máy phải đúng như thiết kế được phê duyệt.

Xem thêm:>> công ty quản lý vận hành nhà chung cư

Vụ bước hụt chân rơi 3m ở sảnh thang máy: Ai chịu trách nhiệm? - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Cơ quan công an sẽ làm rõ trách nhiệm các bên liên quan trong vụ việc cư dân chung cư rơi từ độ cao 3m ngay tại sảnh thang máy. (Ảnh: Nguyễn Trường).

Như Dân trí đã đưa tin trước đó, chiều 4/12, sau khi tập gym rồi di chuyển ra khỏi thang máy tầng 2 ở tòa B, ông Nguyễn Anh Cường (53 tuổi, cư dân chung cư Golden Land) bị hụt chân ngã xuống sàn tầng 1. Ở khu vực này không hề có lan can bảo hiểm hay cảnh báo.

Phát hiện vụ việc, bảo vệ tòa nhà và người dân đã gọi cấp cứu đưa ông Cường nhập viện điều trị. Theo lời người nhà nạn nhân, sau cú ngã từ độ cao 3m, ông Cường được bác sĩ chẩn đoán gãy tay trái, chân trái.

Ngay sau đó, hệ thống thang máy được Công an phường Thanh Xuân Trung niêm phong lại để phục vụ quá trình điều tra, làm rõ vụ việc.

Nguyễn Trường

Read more…

Kiến nghị bỏ phí bảo trì 2% tránh các tranh chấp phát sinh

 

Trong văn bản gửi Bộ Xây dựng, UBDN TP.HCM mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã kiến nghị bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu phí bảo trì chung cư 2%. 

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, ở một số chung cư, chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị, không bàn giao kinh phí bảo trì chung cư, gây khó khăn cho việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình, dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại nhiều nơi. Một số chủ đầu tư chưa nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã bàn giao căn hộ, cho cư dân vào ở.
Về lâu dài nên bỏ quy định thu phí bảo trì chung cư
ẢNH: ĐÌNH SƠN
Kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành đối với chung cư thuộc sở hữu nhà nước còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa có hướng dẫn, quy định pháp luật cụ thể, cần được nghiên cứu, kiến nghị giải pháp xử lý trong thời gian tới. Việc tranh chấp quyền sở hữu đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư còn diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, các chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở năm 2005 còn thiếu nhà để xe, nhà sinh hoạt cộng đồng, các hệ thống PCCC…, kết cấu công trình dần xuống cấp sau hơn 20 năm sử dụng nhưng không có kinh phí bảo trì. Lý do là hầu hết các chung cư này không có quỹ bảo trì.
Ngoài ra, Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho rằng, các quy định pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, về quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa quy định cụ thể về biện pháp chế tài, xử lý đối với nhiều hành vi vi phạm của chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành.
Chính vì vậy, Sở này kiến nghị về lâu dài, bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư như hiện nay. Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các chủ sở hữu căn hộ trong quá trình quản lý, sử dụng. Số thu sẽ theo tỉ lệ % do hội nghị nhà chung cư quyết định.
Đối với những tranh chấp trước mắt, Sở Xây dựng TP.HCM, cho rằng cần điều chỉnh quy định pháp luật về nội dung cưỡng chế chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị theo hướng các bên khởi kiện tại tòa.
Như vậy, không chỉ UBND TP.HCM mà Sở Xây dựng cũng đã nhiều lần kiến nghị việc bỏ thu phí bảo trì nhà chung cư để tránh các tranh chấp phát sinh. 
Nguồn: thanhnien.vn
Read more…

Những ưu điểm của công nghệ nhà thông minh

Công nghệ nhà thông minh là đề cập đến việc bất kỳ thiết bị hoặc hệ thống nào kết nối vào một mạng thông thường có thể kiểm soát độc lập và từ xa. Khi công nghệ nhà bạn hoạt động cùng nhau trong một hệ thống, ví dụ: bộ điều chỉnh nhiệt độ, đèn chiếu sáng, loa âm thanh, tivi, camera an ninh, ổ cắm, thiết bị,… được kết nối vào một hệ thống chung, có thể điều khiển từ điện thoại thông minh hoặc qua các thiết bị màn hình cảm ứng.

Bạn có thể nghĩ về tự động hóa nhà ở thông minh như một cách tiện lợi để theo kịp với công nghệ mới nhất hoặc là cơ hội cho chủ nhà thể hiện, bên cạnh đó chúng có một số ưu điểm thực tế đáng kinh ngạc, dưới đây là những ưu điểm của công nghệ nhà thông minh.

Quản lý tất cả các thiết bị gia đình từ một nơi

Có thể giữ tất cả các công nghệ trong nhà kết nối thông qua một giao diện là một bước tiến lớn cho công nghệ và quản lý nhà. Về mặt lý thuyết, tất cả những gì bạn phải làm là học cách sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng và bạn có thể khai thác được tất cả các chức năng thiết bị trong nhà bạn.

Những ưu điểm của công nghệ nhà thông minh


Tăng cường an ninh cho gia đình


Khi bạn kết hợp các tính năng bảo mật và giám sát trong mạng nhà thông minh smarthome thì an ninh và bảo mật tại nhà được đảm bảo an toàn hơn. Có rất nhiều sự lựa chọn, ví dụ như: các hệ thống tự động hóa tại nhà có thể kết nối máy dò chuyển động, camera giám sát, khóa cửa tự động và các biện pháp an ninh hữu hình khác trong nhà, để bạn có thể kích hoạt chúng từ một thiết bị di động. Bạn cũng có thể chọn chế độ nhận cảnh báo bảo mật trên các thiết bị khác nhau và giám sát hoạt động ở nhà bất kể bạn đang ở đâu.



Điều khiển từ xa

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc có thể kiểm soát các thiết bị từ xa nhé. Ví dụ: vào một ngày nóng, bạn có thể bật chế độ làm mát cho căn nhà trong thời gian bạn trở về nhà sau giờ làm việc. Còn nếu bạn đang vội vàng để chuẩn bị bữa tối nhưng bạn vẫn còn đang ở cửa hàng, trong lúc đó bạn có thể bật lò sưởi để làm nóng trước khi bạn vẫn đang trên đường về nhà. Thậm chí bạn có thể kiểm tra xem bạn đã tắt đèn chưa, ai đang ở trước cửa nhà hoặc chắc chắn rằng bạn đã tắt tất cả các thiết bị trong nhà trước khi ra khỏi nhà.

Tiết kiệm điện năng

Người dùng có thể kiểm soát được chính xác về chế độ sưởi ấm và làm mát ở nhà với bộ điều chỉnh nhiệt thông minh. Ánh sáng và bóng đèn có thể lập trình để chuyển sang chế độ buổi tối khi mặt trời lặn hoặc đèn có thể bật/ tắt tự động khi không có ai trong phòng, vì vậy chúng ta không phải lo lắng về việc lãng phí năng lượng nữa nhé.

Cải thiện chức năng của thiết bị

Nhà thông minh giúp bạn chạy các thiết bị tốt hơn, Tivi thông minh sẽ giúp bạn tìm các ứng dụng và kênh tốt hơn để tìm chương trình yêu thích. Hệ thống âm thanh được thiết kế thông minh có thể giúp bạn quản lý bộ sưu tập phim và âm nhạc một cách dễ dàng. Ngoài ra, kết nối thiết bị của bạn và các hệ thống khác với công nghệ tự động hóa sẽ cải thiện hiệu quả, làm cho đời sống gia đình của bạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn.

Read more…