Sửa luật nhà ở, gỡ "tắc" cải tạo nhà chung cư cũ

Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật nhà ở 2014 để tạo thuận lợi cho cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ thời gian tới.

Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó có 1.273 nhà chung cư cũ và 306 nhà chung cư cũ độc lập. Các công trình này có quy mô từ 2 - 5 tầng, xây dựng chủ yếu trong giai đoạn 1960 - 1990, tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành.

Bộ Xây dựng đề xuất Hà Nội chọn 1 - 2 chung cư cũ cần cải tạo để đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù  (ảnh: minh họa)

Kể từ năm 2017, Chính phủ đã có Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP thống nhất chủ trương triển khai việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nhằm tạo ra các khu nhà ở mới có chất lượng tốt hơn, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhân dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng, phân loại hiện trạng các chung cư cũ, kêu gọi doanh nghiệp tham gia chương trình cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, hơn 10 năm trôi qua, đến nay, Hà Nội chỉ mới có 14 tòa nhà được xây dựng và đi vào sử dụng, nhiều khu chung cư cũ như Thành Công, Kim Liên, Trung tư đang xuống cấp trầm trọng nhưng chưa thể di dời.

Theo đại diện Bộ Xây dựng, để gỡ ách tắc đề án cải tạo chung cư cũ, Bộ sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật nhà ở 2014, sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo hướng thông thoáng hơn, giúp doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình xã hội hóa xây dựng lại các khu chung cư cũ xuống cấp tại nhiều đô thị hiện nay.

Trong trường hợp cần thiết, TP Hà Nội chọn 1 - 2 khu chung cư cũ cần cải tạo để đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thời gian nhất định. Cùng với đó, TP cần quy định cụ thể phương án tạm cư tại khu vực dự án hoặc lân cận, đảm bảo không gây ảnh hưởng quá nhiều trong sinh hoạt của người dân.

Đặc biệt, Bộ cũng lưu ý về hệ số bồi thường tái định cư cho các hộ tầng 1 và từ tầng 2 trở lên áp dụng cho từng khu vực khác nhau. Khuyến khích các chủ đầu tư lập phương án giảm bớt chi phí xây dựng bằng cách không xây hầm để xe trong nhà chung cư mà xây chỗ để xe tại địa điểm khác.

Sửa Luật nhà ở, gỡ tắc cải tạo chung cư cũ - Ảnh 2.

Hơn 10 năm trôi qua, nhiều chung cư cũ vẫn luẩn quẩn xếp hạng C, D (ảnh: Tòa G6E Thành Công đã phải giằng cố bằng cột sắt nhiều năm nay).

Đồng thời thống nhất thứ tự các bước thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ bao gồm: Lập quy hoạch chi tiết khu vực dự án, phê duyệt phương án bồi thường tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án. Thay vì để doanh nghiệp tự đàm phán, thỏa thuận về bồi thường giải phóng mặt bằng như trước đây, Bộ cũng đề xuất giao trách nhiệm này cho chính quyền cấp quận.

Ngoài ra, cơ chế đặc thù được đề xuất cũng bao gồm việc cho phép thực hiện điều chỉnh quy hoạch khu vực nội đô để đảm bảo phù hợp với hiện trạng dân số hiện hữu tại khu vực dự án.

Trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội ban hành kế hoạch cải tạo lại nhà chung cư cũ.

Đồng thời, bố trí kinh phí kiểm định chất lượng nhà chung cư cũ; tổ chức lập quy hoạch 1/500 các khu chung cư cũ cần sửa chữa, lập phương án bồi thường tái định cư. Với các khu chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm cần tổ chức di dời dân, cưỡng chế phá dỡ để triển khai dự án xây mới lại.

Xem thêm:>> Diện tích căn hộ trong sổ hồng là thông thủy hay tim tường?

Mới đây, Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội được chủ động quyết định điều chỉnh tầng cao công trình trong khu vực nội đô, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Hà Nội cũng đề nghị, để cải tạo xây mới nhà chung cư cũ, chỉ cần trên 70% chủ sở hữu đồng ý; những chủ sở hữu còn lại sẽ có chế tài nếu không đồng ý phá dỡ.

Bộ Xây dựng cũng đã họp với các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Tư pháp, các sở Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính của TP Hà Nội, đại điện Hiệp hội Bất động sản VN, các doanh nghiệp đã và đang tham gia cải tạo chung cư cũ tại thủ đô như: Vingroup, Sungroup, T&T, Vinaconex, Công ty CP XD Việt Hưng... để bàn về các giải pháp cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội.

Theo Lam Châu

Người Lao Động


Read more…

Diện tích căn hộ trong sổ hồng là thông thủy hay tim tường?

Ngày nay căn hộ chung cư hình thành đi cùng xu hướng và nhu cầu, tuy nhiên thực tế khi khách hàng tiếp cận chung cư vẫn còn bỡ ngỡ ở khâu pháp lý của chính căn hộ mà mình chuẩn bị sở hữu (Sổ hồng).

Tìm hiểu bất cứ căn hộ chung cư nào, các bạn tư vấn khách hàng đều tư vấn diện tích căn hộ theo vị trí tim tường và diện tích thông thủy. Điều này khiến cho khách hàng gặp nhiều khúc mắc không rõ là căn hộ mình mua thì sổ hồng sẽ được ghi theo diện tích nào.

Xem thêm: Thang máy chung cư - Nỗi lo chưa có hồi kết

Về việc tính diện tích tim tường chỉ là diện tích mà tư vấn marketing căn hộ để người sử dụng cảm thấy căn hộ là rẻ hơn chút so với khi để giá trị căn hộ với diện tích thông thủy.

Căn cứ thông tư số 03/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD  ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng: “quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010” của Chính phủ:

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.


“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD như sau:
Diện tích thông thủy và Diện tích tim tường được tính thế nào

Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư 03/2014/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 8-4-2014, bãi bỏ cách tính từ tim tường, thống nhất một cách tính diện tích như sau: diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy và được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.


Theo đó, căn cứ vào Thông tư số 03/2014/TT-BXD  sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD  ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng

Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương mại ký với chủ đầu tư thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên còn phải ghi rõ thêm các nội dung sau đây: phần diện tích thuộc sở hữu, sử dụng chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn xây dựng căn hộ; diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy) để tính tiền mua bán căn hộ.

Khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở; mức phí và nguyên tắc điều chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Kèm theo hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư do chủ đầu tư ban hành, bản vẽ thiết kế mặt bằng căn hộ, mặt bằng tầng có căn hộ và mặt bằng nhà chung cư có căn hộ mua bán đã được phê duyệt.

Xem thêm : Phí bảo trì chung cư quy định như thế nào và do ai quản lý?

Diện tích sử dụng căn hộ ghi trong sổ hồng được tính theo kích thước thông thủy như ví dụ theo hình vẽ dưới đây và được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.


Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn, trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung. Khi bàn giao căn hộ, các bên phải ghi rõ trong biên bản bàn giao căn hộ hoặc trong phụ lục hợp đồng diện tích sử dụng căn hộ thực tế bàn giao và diện tích ghi trong hợp đồng mua bán căn hộ đã ký; biên bản bàn giao căn hộ hoặc phụ lục hợp đồng được coi là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ”.

Read more…

Kênh thông tin tòa nhà giữa mùa dịch Covid-19

Dịch Covid-19 kéo dài, tình hình tạm được kiểm soát tại Việt Nam, nhưng vẫn diễn biến phức tạp trên Thế giới. Tại việt Nam, các tòa nhà văn phòng, chung cư vẫn thực hiện nghiêm các công tác đảm bảo, phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của đảng và chính phủ. Tuy nhiên, để đảm bảo các sinh hoạt tại tòa nhà diễn ra bình thường thì các ban quản lý, ban quản trị vẫn cần duy trì hoạt động thường nhật song vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hạn chế việc tiếp xúc đông người mà vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng quản lý vận hành của đơn vị?

Mạng xã hội tòa nhà – Tại sao không?

Phương thức nào hữu hiệu nhất để thông tin tới cư dân trong thời gian hạn chế tập trung đông người chắc chắn là điều băn khoăn của tất cả các ban quản lý chung cư tại thời điểm này. Chúng ta tạm thời không đề cập tới bảng tin chung cư hay một phương thức truyền thống nào khác vì hiệu quả thực sự đến đâu chúng ta đều có thể đánh giá được.

Mọi cộng đồng cư dân chung cư đều sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber, các group nhóm cư dân để trao đổi thông tin. Tuy nhiên thông tin đưa ra trên các mạng xã hội dễ dàng bị thay đổi theo chiều hướng sai lệch vì vậy các BQL, BQT không chọn các Mạng xã hội là kênh thông tin chính thống.

Tại sao chúng ta không tạo ra một kênh thông tin tòa nhà bao gồm tất cả cư dân đang sinh sống, làm việc, kinh doanh cùng chung các mối quan tâm về tin tức với điểm mạnh là kiểm soát, điều phối phân bổ thông tin chính xác nhất.

Các kênh thông tin tòa nhà hiện nay

Nhu cầu về một kênh thông tin chuyên biệt tại các tòa nhà không phải là mới, bằng chứng là sự phát triển của rất nhiều ứng dụng chung cư. Sau thời gian tiếp cận, tính hữu dụng và thuận tiện của các giải pháp thông tin cho tòa nhà đã chinh phục các ban quản lý, chủ đầu tư dự án.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các đơn vị đang cung cấp dịch vụ phần mềm tiện ích chung cư có thể điểm qua như: Hệ sinh thái Cyhomes, giải pháp quản lý chung cư Landsoft… cuộc đua vẫn tiếp tục diễn ra khi miếng bánh dịch vụ quản lý tòa nhà ngày một lớn. Thậm chí, ngay các đơn vị trực tiếp vận hành đã mạnh tay đầu tư về công nghệ để xây dựng một hệ thống quản lý riêng như Savills Việt Nam. Vấn đề là đơn vị quản lý sẽ lựa chọn được giải pháp nào phù hợp với hoạt động của mình. Tiêu chí lựa chọn giải pháp phần mềm chung cư phải đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản như sau:

Hệ thống được phát triển trên nền tảng ứng dụng phổ biến là iOS, Android dễ dàng tương thích với nhiều dòng máy đồng thời hoạt động ổn định để hạn chế tối đa các gián đoạn của người dùng trong quá trình sử dụng.

Hệ thống có các tính năng đẩy mạnh tương tác giữa ban quản lý & cư dân: gửi thông báo và phản hồi thông báo, gửi kiến nghị và phản hồi ý kiến, gửi và thanh toán phí dịch vụ. Ngoài ra còn có các tính năng quản lý liên quan đến nghiệp vụ vận hành của đơn vị như: quản lý dữ liệu căn hộ, cư dân, phương tiện, thẻ xe; quản lý sàn cho thuê; quản lý dịch vụ…

kenh-thong-tin-toa-nha

Với kinh nghiệm trực tiếp vận hành tòa nhà cùng với sự lớn mạnh về công nghệ, phần mềm tiện ích chung cư Building Care của công ty Đất Xanh Miền Bắc đang được thị trường rất quan tâm. Với khả năng tương tác thông tin hai chiều, phần mềm chung cư Building Care trở thành kênh thông tin chính cho các tòa nhà, phát huy hiệu quả tích cực giữa mùa dịch Covid -19. Các tin tức chung, diễn biến tình hình dịch bệnh, công tác phòng chống… được BQL cập nhật liên tục giúp các cư dân yên tâm về tình hình kiểm soát dịch bệnh trong thời gian cách ly xã hội. Các chi phí thanh toán được tự động tính toán và gửi bảng kê đối chiếu đến từng tài khoản cư dân. Nhằm hạn chế tập trung đông người, cư dân có thể thanh toán trực tuyến qua các công thanh toán điện tử hoặc chuyển khoản đến tài khoản nhận. Các vấn đề phát sinh tại căn hộ được cư dân đăng ký, góp ý online qua phần mềm chung cư Building Care. Ban quản lý sẽ tiếp nhận, xử lý và phản hồi ngay trên app di động. Ngay trên ứng dụng, Building Care được tích hợp với trang mua sắm trực tuyến Vnpayshop giúp cư dân thoải mái, mua sắm và hưởng chiết khấu hấp dẫn nhất.

Liên hệ tư vấn: 

Công ty cổ phần dịch vụ & địa ốc Đất Xanh Miền Bắc

Tầng 18, tòa nhà Center Building, số 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0948 36 9191

Theo nguồn: https://buildingcare.biz/kenh-thong-tin-cho-toa-nha-giua-dich-benh-covid-19/

Read more…

Tìm hiểu về các hệ thống báo cháy hiện nay

Hệ thống báo cháy là thành phần không thể thiếu trong hệ thống PCCC hiện nay, mỗi một hệ thống đều có ưu và khuyết điển của nó, phù hợp với một môi trường cụ thể, giá thành khách nhau, vậy nên trước khi lắp đặt chúng tôi sẽ tự vấn cho bạn từng hệ thống để bạn có quyết định phù hợp với cơ sở của mình

Hệ thống báo cháy thông thường

Phần cứng liên quan đến báo cháy thông thường có xu hướng rẻ hơn nhiều so với các loại báo động khác, tuy nhiên chúng khó cài đặt hơn vì chúng cần nhiều dây hơn, do đó cần nhiều thời gian hơn từ đội lắp đặt báo cháy.

Một hệ thống thông thường sẽ không thể cho bạn biết vị trí chính xác của đám cháy, tuy nhiên nếu chúng được nối dây chính xác, chúng sẽ có thể chia cơ sở của bạn thành các khu vực.

Điều này có nghĩa là chúng vẫn có thể được sử dụng như một giải pháp rẻ hơn ngay cả trong các cơ sở có nhiều tầng hoặc khu vực miễn là việc sắp xếp khá đơn giản. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không đề xuất chúng cho các tòa nhà phức tạp hơn.




1. Ưu điểm của hệ thống báo cháy thông thường

- Giá thành thấp, dễ lắp đặt, vận hành ổn định.

2. Nhược điểm của hệ thống báo cháy thông thường

- Hệ thống báo cháy quy ước chỉ có khả năng cảnh báo cháy cho một khu vực rộng lớn (được phân vùng trước) dẫn đến khó xác định chính xác vị trí chính xác có sự cố cháy ngay từ đầu để có phương án phòng cháy hiệu quả
- Khi một thiết bị trong hệ thống hỏng (như đầu dò, công tắc khẩn báo cháy…), hệ thống không thể tự nhận biết được dẫn đến các trường hợp hệ thống không hoạt động khi có sự cố cháy xảy ra.
- Độ nhạy của các loại đầu dò khói là cố định, không thể điều chỉnh nên thường xuyên xảy ra sự cố báo cháy giả ở một số môi trường đặc biệt
- Hệ thống dây dẫn có số lượng lớn và phức tạp.
- Khả năng liên kết với các hệ thống khác của công trình rất hạn chế.

Xem thêm : Hướng dẫn vận hành hệ thống điện tòa nhà

Hệ thống báo cháy địa chỉ


Hệ thống báo động địa chỉ phức tạp hơn một chút so với loại thông thường cơ bản hơn. Mỗi thiết bị được kết nối với hệ thống địa chỉ có địa chỉ duy nhất của riêng nó - do đó có tên.

Điều này có nghĩa là khi phát hiện đám cháy, bảng điều khiển báo cháy có thể cho bạn biết chính xác thiết bị nào đã được kích hoạt, cho dù đó là máy dò hay điểm gọi. Điều này có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội xác định vị trí đám cháy và dập tắt nó nhanh chóng.


- Trong khi các hệ thống có địa chỉ có giá cao hơn một chút, chúng có thể dễ dàng cài đặt hơn các hệ thống thông thường vì tất cả các thiết bị được kết nối với một, dây "vòng", thay vì bằng cáp riêng lẻ.

Họ cũng có khả năng tiết kiệm tiền kinh doanh của bạn theo thời gian vì chúng ít bị báo động sai và hiệu quả hơn trong trường hợp hỏa hoạn thực tế. Chúng chắc chắn đáng xem xét cho bất kỳ tòa nhà thương mại phức tạp hơn một chút.

Hệ thống báo cháy không dây


Hệ thống báo cháy không dây rất phù hợp cho các cơ sở cần phải xuất hiện, chẳng hạn như các cửa hàng bán lẻ cao cấp hoặc những người bị hạn chế làm nhiều việc với vải của tài sản, như các tòa nhà được liệt kê.

Như tên cho thấy, họ không yêu cầu đi cáp nên rất nhanh và đơn giản để cài đặt. Tuy nhiên, bản thân các hệ thống rất tốn kém và có một số chi phí liên tục liên quan đến chúng.





- Chủ yếu chi phí liên tục này là việc thay thế pin thường xuyên. Những thứ này cần phải được kiểm tra và thay thế thường xuyên nếu cần thiết. Một số hệ thống báo cháy không dây sử dụng pin bespoke đắt hơn các loại tiêu chuẩn bạn đã từng mua trong các cửa hàng.

Do chi phí liên tục, chúng tôi sẽ đề xuất các hệ thống không dây trong các trường hợp chuyên gia như đã đề cập ở trên hoặc là giải pháp an toàn phòng cháy tạm thời khi không thể cài đặt hệ thống có dây, chẳng hạn như trên các trang web xây dựng.





Các loại hệ thống báo cháy khác


Bên ngoài ba loại hệ thống báo cháy chính, có nhiều biến thể của máy dò, điểm gọi và chuông (được gọi là ’âm thanh’). Kỹ sư của chúng tôi có thể tư vấn cho bạn về các loại khác nhau và cung cấp một đề xuất sau khi truy cập trang web và khảo sát miễn phí.


Read more…

Thang máy chung cư - Nỗi lo chưa có hồi kết

 

Thời gian vừa qua xảy ra không ít sự cố thang máy chung cư gây hoang mang dư luận. Trong khi luật định về quản lý thang máy chung cư vẫn còn “lỏng lẻo” thì tình trạng mất an toàn thang máy chung cư đã trở thành một vấn đề đáng báo động.


Đã không còn là chuyện lạ

Chị Hoàng Bích Hạnh, cư dân ở tòa nhà HHB - Khu đô thị Tân Tây Đô (Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội) vẫn chưa hoàn hồn sau sự cố thang máy hồi đầu tháng 12/2017: “Tôi từ tầng 18 xuống tầng 1, khi thang đến tầng 11 thì rơi. Trên tay bế con nhỏ, tôi hoảng loạn vô cùng!”.

Theo thông tin của baonhandao.vn, sau khi vụ việc xảy ra, Ban quản trị tòa nhà HHB đã liên hệ với đơn vị vận hành thang máy. Song, cả trực kỹ thuật và giám đốc công ty đều "phủi bay" trách nhiệm với lý do: Đơn vị vận hành, bảo trì đều hết hợp đồng.

Mới đây nhất, như vtc.vn đưa tin, dư luận lại thêm một phen bất bình về việc người dân Chung cư G9, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm phải leo lên mái nhà để đi thang máy ròng rã 3 tháng nay. Ông Phạm Đăng Ngọc, trưởng ban quản trị chung cư G9 cho biết: “Tòa nhà có 6 thang máy thì 5 cái hỏng. Chúng tôi đã báo cáo với thành phố và công ty quản lý nhà nhưng họ cho biết không có tiền sửa chữa, bà con phải chờ đợi”. Hiện vấn đề di chuyển của gần 400 con người chỉ trong 2 sự lựa chọn: 1 là đi cầu thang bộ, 2 là leo lên mái nhà để đi sang đơn nguyên bên cạnh sử dụng chiếc thang máy chưa hỏng. Anh Bùi Văn Nam, vừa dắt 2 con nhỏ qua mái nhà chia sẻ : “Thể trạng yếu, bị bệnh tim nên tôi không thể đi bộ, bắt buộc phải leo lên mái nhà đi thế này. Trời nắng thì còn đỡ chứ trời mưa thì rất nguy hiểm. Thương nhất là trẻ con và người già”.

Bà Nguyễn Thị Mận phải bò từng bậc thang lên đến phòng trên tầng 8: “Tôi sợ thang máy nhốt người quá, không mở được ra, không đóng được vào. Hôm nọ bị nhốt, tôi phải đập cửa mãi bảo vệ mới đem xà beng cậy cửa. Đi cầu thang bộ không nổi nữa nên phải bò thế này”. 



Cư dân chung cư G9, Bắc Từ Liêm, Hà Nội phải đi trên mái nhà vì thang máy hỏng (Ảnh Zing.vn)

Theo Quyết định 19/2013/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, tại các tòa nhà thuộc khu tái định cư đều có 2% kinh phí trích từ tiền mua nhà của người dân để duy trì, bảo dưỡng tòa nhà, nhưng không hiểu tại sao, nhiều đơn vị quản lý không sử dụng để sửa chữa thang máy” – Luật sư Nguyễn Thanh Tùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết.

Đó chỉ là hai trong số nhiều câu chuyện về tình trạng mất an toàn thang máy chung cư trên địa bàn Hà Nội. Vì lợi nhuận, sợ tốn kém cho chi phí bảo trì, bảo hành, nhiều ban quản lý tòa nhà “đắp chiếu” thang máy hỏng, để mặc bà con kêu cứu...

Bỏ quên công tác bảo trì, bảo dưỡng 

Bảo trì, bảo dưỡng là việc quan trọng nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗi kỹ thuật, phòng ngừa các sự cố.

Theo yêu cầu về quản lý và sử dụng thang máy quy định tại phụ lục A TCVN 6395:1998 và điều 3 TCVN 5744:1993, thời hạn bảo trì thang máy cho các tòa nhà cao tầng và chung cư là không quá 02 tháng/lần. Bảo trì phải do một đơn vị có chuyên môn thực hiện, có giấy phép Nhà nước và được nhà sản xuất ủy quyền.

Quy định là vậy, nhưng thực tế không phải đơn vị nào cũng tuân thủ. “Chế độ thay dầu hộp số, thay mỡ trục động cơ, vệ sinh thang máy gần như bị bỏ quên. Bụi và rác rơi vào đường cáp, lâu ngày sẽ làm mòn cáp thang, khiến thang vân hành không ổn định, dễ bị rung lắc. Nguy cơ số một là thang có thể tuôt cáp, dẫn đến rơi tự do” - Anh Nguyễn Văn Tuấn, một chuyên gia về thang máy cho biết.

Không bảo trì định kỳ đã đành, khi bảo trì, duy tu nhiều ban quản lý lại thuê các đơn vị bảo trì không đủ năng lực chuyên môn, uy tín. Không hiếm tình trạng nhân viên bảo trì sử dụng các bo mạch, thiết bị, linh kiện, hàng nhái giá rẻ thay vì sử dụng phụ tùng chính hãng. Tệ hơn là đấu tắt mạch an toàn khiến thang máy trở thành “cái bẫy” cho người sử dụng.

Tắc trách trong việc kiểm định thang máy chung cư

Theo thông tư 32/2011/TT-BLĐTBXH ngày 14/11/2011 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thang máy được đưa vào danh mục các loại thiết bị, máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, bắt buộc phải kiểm định để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Kiểm định thang máy được thực hiện bởi các đơn vị được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động.

Nghị định số 95/2013NĐ-CP ban hành ngày 22/08/2013 đã quy định mức xử phạt đối với các trường hợp chủ sở hữu thang máy không thực hiện kiểm định là: từ 1 triệu đến 3 triệu, từ 3 triệu đến 5 triệu, cao nhất từ 50 triệu đến 70 triệu nếu cố tình đưa thang máy không đủ điều kiện an toàn vào sử dụng.

Thang máy chung cư được kiểm định lần đầu khi vừa hoàn thành lắp đặt để đánh giá chính xác về chất lượng, đảm bảo đạt điều kiện an toàn nhất để đưa vào sử dụng. Sau khi được cấp phép sử dụng, thang máy phải được kiểm định định kỳ với thời hạn 03 năm/lần. Ngoài ra nếu quá trình sử dụng phát sinh vấn đề về kỹ thuật thì cũng cần được kiểm định. Đơn vị kiểm định sẽ tiến hành đánh giá tình trạng, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian ngắn nhất.

Việc kiểm định thang máy đúng quy định sẽ bảo đảm an toàn thang máy cho cư dân (Ảnh mình họa)

Thực tế, công tác kiểm định, thẩm định sự an toàn của thang máy chung cư hiện nay rất lỏng lẻo. Nhiều thang máy gần chục năm đi vào sử dụng vẫn chưa một lần được cơ quan có thẩm quyền kiểm định “hỏi thăm”.

Tính trung thực, khách quan trong công tác kiểm tra, kiểm định an toàn thang máy cũng cần đặt nghi vấn. “Rất nhiều thang máy chung cư không đạt chất lượng nhưng công tác kiểm định không phát hiện ra. Chỉ làm cho có hay là móc nối ăn chia với nhà thầu để qua mặt người tiêu dùng? Hai bên đều có lợi, kết quả chỉ có người dùng thang đón nhận rủi ro” - Một cán bộ tại một trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn ở Hà Nội cho biết.

Sự cố thang máy - Ai chịu trách nhiệm?

Trên thực tế, mỗi năm xảy ra hàng chục vụ tai nạn từ thang máy nhưng nguyên nhân ra sao, ai chịu trách nhiệm hầu như không được nhắc tới vì những lý do nào đó. Tại một số tòa nhà chung cư khi bắt đầu hết thời kỳ bảo hành thì một loạt sự cố mới diễn ra. Công ty cung cấp lắp đăt, bảo trì đều phủi trách nhiệm, chủ đầu tư và ban quản lý tòa nhà “lắc đầu” vì không có kinh phí.

Nhưng điều rõ ràng nhất là thang máy là một bộ phận của công trình xây dựng mà chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm về mọi hạng mục thi công. Do vậy, khi xảy ra sự cố thang máy, trước khi điều tra làm rõ nguyên nhân để quy trách nhiệm cụ thể thì doanh nghiệp trực tiếp quản lý, vận hành thang máy phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù cho người bị hại và sửa chữa thang máy. “Theo quy định tại khoản 3 điều 623 của Bộ luật Dân sự thì chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp thang máy phải có trách nhiệm đặc biệt trong việc bảo vệ, ngăn chặn nguy cơ tai nạn do tài sản của mình gây ra; phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại”- Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Nguồn: sưu tầm
Read more…

Rắc rối ít ngờ vì nhà Thông Minh

Bố mẹ lên chơi, anh Nam dùng chế độ mở cửa từ xa. 15 phút sau, chuông báo động réo, nước xịt khắp nhà, ông bà phải ra ngoài.

Anh Vũ Hoàng Nam (40 tuổi, Long Biên, Hà Nội) sử dụng một hệ thống thiết bị thông minh lên tới 200 triệu đồng cho căn nhà đất 100 m2 của mình. Chi phí này gần bằng một nửa tiền anh xây nhà.

Khi anh đi du lịch, một số đèn, rèm, tivi tự động hoạt động để giả lập có người ở nhà. Anh còn có thể trả lời khách từ xa bằng điện thoại. Nhiều khi hàng xóm qua hỏi thăm, thay vì ra mở cửa, anh lại bật bộ đàm thoại lên để nói. Nhiều lần như vậy, anh cảm thấy hàng xóm không còn thích ghé nhà mình nữa.

Cuối tháng 8 vừa qua, bố mẹ lên nhà anh Nam chơi. Dù chỗ làm cách nhà chỉ 2 km, anh cũng ngại về mở cửa. Nhờ chế độ mở khóa từ xa, anh không phải về nhà. Tuy nhiên, khi bố mẹ anh vừa vào nhà được khoảng 15 phút, hệ thống báo trộm réo liên hồi vì nhận diện thấy người lạ, nước xịt khắp nhà, buộc ông bà phải ra cửa đứng chờ con về.

Cũng "nhờ" hệ thống này mà tiền điện nhà anh trong 2 năm qua tăng vọt. Nhà 4 người, chỉ sử dụng 2 điều hòa, nhưng anh mất khoảng 3 triệu đồng tiền điện mỗi tháng, gấp đôi khi chưa sử dụng hệ thống nhà thông minh. Hệ thống tưới vườn tự động, kiêm chống trộm, có hôm phun hết chục khối nước vì báo động giả.


Điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng trong nhà bằng điện thoại là chức năng cơ bản của nhà thông minh. Ảnh: Techloopy.

Anh Trần Hồng Thuận, CEO một công ty thiết bị thông minh ở Hà Nội, cho biết, nhà thông minh (smarthome) là những ngôi nhà có thiết bị điện, điện tử có khả năng tương tác với con người. Tất cả những thiết bị này đều có thể được điều khiển bằng giọng nói hoặc thiết bị di động.

Anh Thuận chia sẻ thêm, hiện tại, xu hướng lắp nhà thông minh đang tăng lên. Tại công ty anh, năm 2019, từ 1.000 đơn hàng quý một đã lên 1.200 trong quý hai, chỉ riêng khu vực Hà Nội. Giá các bộ thiết bị dao động từ 10 đến vài trăm triệu đồng.

Tuy vậy, ngoài sự tiện lợi, nhà thông minh cũng mang đến các bất tiện mà người dùng không lường trước, như trường hợp của anh Nam hoặc anh Văn dưới đây:

Mới dùng được 2 tháng, nhưng anh Trần Hữu Văn (38 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) cảm thấy việc điều khiển thiết bị nhà thông minh khá rắc rối. Để thiết lập bật đèn thông minh, anh phải chọn chế độ ngày - đêm, cường độ sáng, thời gian bật... Mỗi thiết bị như máy giặt, điều hòa, camera... phải có một ứng dụng riêng biệt để điều khiển. Tùy tâm trạng và sức khỏe, mỗi tuần anh phải cài đặt lại 3-4 lần.

Anh cho rằng với hệ thống này, gia đình mình có thể tiết kiệm chi phí điện. Tuy nhiên, những con số này không rõ rệt.

Có những thiết bị tốt và rẻ nhưng không có tiếng Việt, tiếng Anh. Để điều khiển, anh Văn phải học tiếng Trung Quốc cho những câu lệnh như "mở đèn bên trái", "bật điều hòa 20, 21 độ". 

"Đối với tôi, đôi khi nhà thông minh chỉ để làm màu với khách khứa, chứ chả có công dụng gì rõ ràng. Có khi cả tháng tôi không dùng đến", anh nói. Lâu dần, anh cũng không muốn sử dụng nữa.

Nhà thông minh cũng khiến chủ nhân dễ "lười đi", như thừa nhận của anh Nguyễn Thế Lương (30 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội). Sau 6 tháng lắp đặt hệ thống nhà thông minh, "đến giờ, ngay cả việc đổ bột giặt vào máy, tôi cũng thấy ngại", anh nói.

Trong nhà anh Lương, việc nấu nướng, pha cà phê, giặt đồ... đều được tự động hóa bằng cách ra lệnh. Mỗi ngày trước khi tan làm, chỉ cần bấm vài thao tác đơn giản trên điện thoại, về đến nhà anh đã có cơm ăn, có nước nóng để tắm. Trong căn phòng là những bản nhạc không lời được phát bằng loa thông minh âm tường.

Ở một mình trong căn hộ chung cư tầm trung, anh Lương ngại nấu nướng, ít dọn dẹp nhà cửa. Cuối tháng 3, đi xem triển lãm nhà thông minh, anh quyết định đầu tư số tiền khoảng 80 triệu đồng để lắp đặt hệ thống này.

Dù mất hơn 4 tháng lương, nhưng anh cảm thấy háo hức vì có thêm một người bạn trong nhà. Bộ thiết bị được điều khiển thông qua kết nối với một đầu thu phát. 

"Hệ thống này khiến tôi không bị cô đơn, cảm thấy giọng nói của mình đầy quyền năng khi ra lệnh cho mọi thứ trong nhà. Thế nhưng, tôi thấy mình ngày càng ít vận động", anh Lương nói.

Chỉ bằng thiết bị nhỏ bằng lòng bàn tay, anh Lương đã có thể ra lệnh cho mọi vật dụng trong nhà, từ tivi, tủ lạnh đến máy giặt, nồi cơm điện... Ảnh: Trọng Nghĩa.

Chỉ bằng thiết bị nhỏ bằng lòng bàn tay, anh Lương đã có thể ra lệnh cho mọi vật dụng trong nhà, từ tivi, tủ lạnh đến máy giặt, nồi cơm điện... Ảnh: Trọng Nghĩa.

Có hôm đi làm về mệt mỏi, đi tắm, bị lạnh đột ngột, anh Lương bị tụt huyết áp suýt ngất xỉu. Thì ra, dù đã kích hoạt máy nóng lạnh, nhưng ở nhà mất kết nối internet nên hệ thống không hoạt động. Anh cũng ít giao tiếp với người ngoài hơn từ khi có hệ thống này.

Ông Trần Thế Lợi, phó chủ tịch phụ trách phần cứng của một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam, cho biết, phần lớn các thiết bị nhà thông minh giúp người dùng có thể tiết kiệm điện năng, tiết kiệm thời gian cho những việc vặt, đảm bảo an ninh cho ngôi nhà... 

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, những thiết bị này cũng góp phần giúp kẻ xấu có thể xâm nhập vào đời tư của gia đình. Do vậy, cần hạn chế dùng suốt ngày đêm.

Trọng Nghĩa

Read more…

Ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự mang thương hiệu Vinhomes

 Tập đoàn Vingroup vừa chính thức ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự cao cấp mang thương hiệu Vinhomes theo tiêu chuẩn 5 sao.

Với Vinhomes, lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng sẽ có một trải nghiệm hoàn toàn mới về cuộc sống hạnh phúc. Đó sẽ không đơn thuần là một “nơi ở” sang trọng, tiện nghi mà còn thực sự là một “tổ ấm” - Nơi hạnh phúc ngập tràn!

 

Vinhomes cung cấp đến khách hàng một tiêu chuẩn sống đẳng cấp vượt trội mới, đây là sự kết hợp hoàn chỉnh giữa bất động sản nhà ở và hệ thống dịch vụ tiêu chuẩn cao đến cư dân tại những khu đô thị quy mô hàng đầu Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế do Vingroup đầu tư.
 
Ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự mang thương hiệu Vinhomes

Nhấn để phóng to ảnh

 

Với các tiêu chí bao gồm: Sản phẩm nhà ở chất lượng cao; Dịch vụ tại gia chuyên nghiệp; Môi trường sống xanh, sạch; Văn hóa cộng đồng nhân văn; An ninh – an toàn được đảm bảo và Tiện ích cao cấp, đầy đủ, Vinhomes thiết lập một hệ thống dịch vụ hội tụ “năm trong một”: Đối tác uy tín; Quản gia chu đáo; Trợ thủ đắc lực; Người bảo vệ tin cậy và Nhà tổ chức cộng đồng chuyên nghiệp.

 

Bằng sự ra đời của thương hiệu Vinhomes, bắt đầu từ ngày 20/11/2013, cư dân tại Royal City, Times City, Vincom Village (Hà Nội), Vincom Đồng Khởi (TP. HCM) và sau này là các tổ hợp bất động sản khác do Vingroup đầu tư, sẽ có cơ hội thụ hưởng cuộc sống với dịch vụ 5 sao mỗi ngày - là những dịch vụ hoàn hảo vốn chỉ có tại các khu căn hộ dịch vụ cho thuê cao cấp hoặc khách sạn cao cấp.
 
Ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự mang thương hiệu Vinhomes

Nhấn để phóng to ảnh

 

Vinhomes sẽ cung cấp tới khách hàng các nhóm dịch vụ như: Dịch vụ gia đình: gồm dọn nhà, giặt là, cây xanh; Dịch vụ ẩm thực: phục vụ 24/7 tận nhà; Dịch vụ kỹ thuật: sửa chữa, thay thế điện nước, trang thiết bị…; Dịch vụ bảo vệ và Vinhomes cũng sẵn sàng cung cấp Dịch vụ văn phòng (Photocopy, in ấn, đặt vé máy bay, thuê ô tô, chuyển phát nhanh, đặt hoa…)

 

Không chỉ đem đến các dịch vụ khép kín tận nhà, Vinhomes còn đảm bảo một môi trường sống chuẩn mực với những tiêu chuẩn rất cao như bể bơi nước nóng bốn mùa, sảnh Lounge sang trọng và hệ thống tiện ích hoàn hảo, đồng bộ với những thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và được phát triển bởi Tập đoàn Vingroup như giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, giải trí, mua sắm... cho toàn khu đô thị.

 
Ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự mang thương hiệu Vinhomes

Nhấn để phóng to ảnh

 

Đặc biệt, vượt qua mọi tiêu chuẩn phục vụ thông thường, Vinhomes đảm nhận vai trò kết nối, tổ chức cộng đồng với các hoạt động văn hóa, thể thao, tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt và xây dựng mối quan hệ láng giềng… cho cư dân, nhằm góp phần kiến tạo cộng đồng cư dân văn minh, đẳng cấp, đem đến môi trường sống thực sự hạnh phúc và vẹn tròn.

 

Phát biểu nhân sự kiện ra mắt thương hiệu đặc biệt quan trọng này, thay mặt Vingroup, bà Nguyễn Diệu Linh, Phó Chủ tịch Tập đoàn phụ trách BĐS chia sẻ: “Việc ra mắt Vinhomes là sự kiện đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Tập đoàn Vingroup. Chúng tôi định hướng sẽ xây dựng Vinhomes trở thành một trong những thương hiệu lớn của Tập đoàn như Vincom, Vinpearl, đồng thời mong muốn tạo ra sự đột phá về chất lượng hoạt động kinh doanh nhà ở cao cấp tại Việt Nam. Chúng tôi muốn gửi đến khách hàng thông điệp: Chúng tôi không chỉ bán căn hộ hay biệt thự mà chúng tôi muốn cùng Quý vị tạo lập và nâng tầm cuộc sống đẳng cấp với tiêu chí Thịnh vượng và Nhân văn.”
 
Ra mắt hệ thống căn hộ và biệt thự mang thương hiệu Vinhomes

Nhấn để phóng to ảnh

 

Có thể nói, với hệ thống sản phẩm/dịch vụ đa dạng, đáp ứng trọn gói mọi nhu cầu trong cuộc sống của cư dân 24/24, Vinhomes đang tiên phong trong việc đưa phong cách phục vụ theo tiêu chuẩn khách sạn vào cuộc sống thường ngày. Đây là mô hình hoàn toàn mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, góp phần thiết lập một mặt bằng tiêu chuẩn cao cấp và thực sự khác biệt cho khái niệm sống chất lượng, sống hạnh phúc.







Read more…