Những điều cần biết về chi phí quản lý tòa nhà chung cư.

Bất cứ tòa nhà nào cũng đều cần chi ra một khoản giúp vận hành tòa nhà hiệu quả đó là khoản chi phí quản ý tòa nhà. Đó cũng chính là vấn đề cư dân khi đến sống tại tòa nhà chung cư vô cùng quan tâm. Nhiều người đang thắc mắc không biết chi phí vận hành tòa nhà chung cư là bao nhiêu. Vì thế hay theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề chi phí vận hành tòa nhà chung cư nhé!

1. Chi phí quản lý tòa nhà chung cư là gì?




Chi phí quản lý tòa nhà chung cư là khoản phí mà người sử dụng nhà, người chủ sở hữu đóng định kỳ để phục vụ cho hoạt động vận hành, quản lý tòa nhà chung cư. Khoản phí này chi cho các dịch vụ như vận hành các hệ thống trong tòa nhà, cảnh quan bên trong và xung quanh tòa nhà… và một số dịch vụ được yêu cầu bởi chủ đầu tư. 

2. Chi phí quản lý tòa nhà chung cư bao gồm những gì?

Khi thanh toán phí quản lý tòa nhà chung cư, các vấn đề về dịch vụ hoạt động tòa nhà không cần bạn phải lo ngại đến. Khách hàng được hưởng tất cả những dịch vụ trong tòa nhà một cách tốt nhất. Tất cả các tòa chung cư đều có các phí:

  • Phí quản lý, bảo trì các tiện ích công cộng: phí vệ sinh, phí làm đẹp quang cảnh, phí bảo dưỡng các khu vực chung, phí chăm sóc cảnh quan thiên thiên xung quanh tòa nhà

  • Phí bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống máy móc kỹ thuật vận hành tòa nhà, phí khắc phục sự cố sảy ra trong tòa nhà

  • Phí thu dọn rác thải, vệ sinh tòa nhà và các công cụ, thiết bị thu gom rác thải.

  • Phí sửa chữa, nâng cấp các hệ thống vận hành tòa nhà: hệ thống điện, hệ thống camera, hệ thống thang máy…

  • Phí trông giữ xe, các thiết bị phục vụ cho công tác trông giữ xe, phí bảo vệ tòa nhà



Ngoài ra, có những tòa chung cư cao cấp hơn hoặc có nhiều dịch vụ hơn thì khách hàng có thể cần trả thêm chi phí quản lý những dịch vụ ấy.

  • Phí dịch vụ lễ tân trực và đón tiếp khách tại sảnh chính

  • Phí dịch vụ bảo vệ theo tầng, theo căn nếu có yêu cầu 

  • Phí hỗ trợ khi có các sự cố xảy ra

  • Phí dịch vụ chăm sóc khách hàng tại sảnh chờ

  • Phí dịch vụ khử trùng định kỳ

  • Phí dịch vụ tổ chức những ngày lễ tết…

Phí quản lý tòa nhà chung cư nhìn chung sẽ gồm những phí trên. Nhưng không phải tòa nhà nào cũng bắt buộc có những khoản phí trên. Các khoản phí phụ thuộc vào nhu cầu của chủ đầu tư và quy mô của tòa nhà.

3. Cách tính chi phí quản lý tòa nhà chung cư

Mức phí quản lý tòa nhà chung cư là loại phí không tính vào giá bán căn hộ, được chủ sở hữu căn hộ đóng định kỳ. Mức phí này phụ thuộc vào từng loại bất động sản từng chung cư, từng dự án chung cư. Mỗi chủ đầu tư, mỗi dự án chung cư có những mức phí dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào độ cao cấp, hiện trạng của tòa nhà. 



Căn hộ chung cư ở từng vị trí khác nhau sẽ có mức phí khác nhau. Các chung cư ở các quận trung tâm sẽ có mức phí quản lý cao hơn các chung cư  ở các quận xa trung tâm hơn.Phí quản lý tòa nhà chung cư được tính theo công thức như sau:

Diện tích sử dụng căn hộ x giá dịch vụ quản lý

Các nhà chung cư hiện nay đều có xu hướng sử dụng chung cư với mục đích hỗn hợp như làm văn phòng đại diện, làm công ty gia đình, nhà ở… Vì vậy, các bên tự thỏa thuận dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của từng nhà mà đưa ra mức phí quản lý tòa nhà chung cư. Tuy nhiên vẫn phải dựa trên quy định của nhà nước đã ban hành. 

Trên đây là một số chia sẻ về chi phí quản lý tòa nhà chung cư mà chúng tôi mang đến cho bạn. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí quản lý tòa nhà chung cư.


Read more…

Những lợi ích của giải pháp nhà thông minh có thể bạn chưa biết

Giải pháp nhà thông minh là việc áp dụng công nghệ theo các phương thức khác nhau làm nâng cao giá trị cuộc sống của bạn. Giải pháp nhà thông minh mang đến sự thoải mái, an toàn và tiện dụng cho người dùng. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi để giải pháp nhà thông minh có những lợi ích gì nhé!

Giải pháp nhà thông minh -  điều khiển thiết bị trong nhà từ xa dễ dàng

Dù bạn đang ở bất kỳ nơi đâu thì việc bật/tắt các thiết bị điện trong nhà chỉ với một cú chạm nhẹ. Bạn không còn quá lo lắng suy nghĩ đã tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà chưa. Hay bạn sẽ yên tâm khi vắng nhà thời gian dài vẫn không lo các thiết bị điện trong nhà còn bật hay không. Vì đã có giải pháp nhà thông minh, bạn có thể điều khiển các thiết bị trong nhà ở mọi lúc mọi nơi một các dễ dàng.

Điều khiển các thiết bị qua smartphone


Chỉ cần thao tác đơn giản trên smartphone có kết nối internet, bạn không còn phải đi kiểm tra từng thiết bị điện trong nhà. Bạn không cần ra khỏi chiếc giường ấm áp của mình để tắt điện trước khi ngủ. Chạm nhẹ trên smartphone đã có tắt thiết bị điện trong nhà bạn vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm điện năng không cần thiết.

Giải pháp nhà thông minh – mang đến sự an toàn tuyệt đối

Giải pháp nhà thông minh (smart home) đảm bảo sự an toàn tuyệt cho gia đình bạn. Bạn có thể kiểm soát và giám sát chặt chẽ mọi lúc mọi nơi. Hệ thống camera được lắp đặt trong nhà ghi lại hình anh trong và xung quanh nhà 24/24. Đồng thời hệ thống báo động, cảnh báo đột nhập cũng hoạt động đồng thời với hệ thống camera.

Thiết bị dễ dàng phát hiện những vị khách không mời mà đến, sự xâm nhập trái phép thông qua bộ cảm biến chuyển động. Mọi động tĩnh bên trong và ngay cả xung quanh nhà bạn đều luôn được giám sát một cách chặt chẽ mọi lúc. 

Báo động đột nhập bất thường

Hệ thống báo động đột nhập được hoạt động từ xa, thông báo qua smartphone. Hệ thống báo động bằng hình ảnh hoặc âm thanh qua cách gửi thông báo hoặc gọi điện đến người quản lý hệ thống. Sử dụng giải pháp nhà thông minh, gia đình hoàn toàn yên tâm về sự an toàn của ngôi nhà bất cứ khi nào, ở đâu.

Giải pháp nhà thông minh – đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ

Giải pháp nhà thông minh không chỉ mang đến sự an toàn cho ngồi nhà mà còn đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ là đối tượng mà các nhà cung cấp giải pháp nhà thông minh quan tâm đặc biệt.

An toàn cho trẻ nhỏ

Gia đình có trẻ nhỏ sẽ vô cùng yên tâm về các thiết bị công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ và sự an toàn về các thiết bị điện. Bạn sẽ không còn lo ngại khi trẻ nhỏ chơi gần những ổ điện. Trẻ nhỏ không đủ cao để có thể với tới công tắc điện vẫn bật/tắt điện một cách an toàn và dễ dàng.

Trẻ nhỏ vô cùng tinh nghịch và hiếu động, chúng có thể bắt chước theo hành động điều khiển nhà thông minh của bạn bất cứ lúc nào. Điều đó cũng đã được các nhà cung cấp nghiên cứu đến. Bạn có quyền thiết lập người sử dụng và cấp một số quyền sử dụng thiết bị điện cho các bạn nhỏ.

Giải pháp nhà thông minh -  khẳng định đẳng cấp, nâng cao chất lượng cuộc sống

Căn nhà được trang bị các thiết bị được kết nối với nhau, hoạt động hoàn toàn tự động là mục đích mà giải pháp nhà thông minh hướng đến. Bạn có thể kiểm soát mọi thứ trong nhà, điều khiển các thiết bị thông minh, yêu cầu các thiết bị làm việc theo mong muốn… Chỉ bằng nút chạm trên màn hình smartphone có kết nối internet ở mọi lúc mọi nơi hay sử dụng giọng nói sử mình để ra lệnh cho các thiết bị thông minh hoạt động. 

Nâng cao chất lượng cuộc sống

Thay vì mất thời gian đi đến từng phòng để tắt hết các thiết bị điện trước khi đi ngủ, chờ nước nóng khi về nhà mà muốn thư dãn trong bồn tắm…Mọi vấn đề đã có giải pháp nhà thông minh giải quyết cho bạn. Ra lệnh bật/tắt các thiết bị điện trong nhà, điều khiển ánh sáng, bật máy lạnh trước khi về nhà hay thiết lập cảnh báo khi có sự đột nhập lạ. Đều là những công dụng của giải pháp nhà thông minh. 

Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập hoạt động của các thiết bị điện thông minh theo sở thích, thói quen của mình. Đáp ứng nhu cầu của người dùng, đem lại sự thoái mái, dễ chịu và sự tiện ích là mục tiêu của giải pháp nhà thông minh.

Áp dụng giải pháp nhà thông minh vào ngôi nhà của mình, mọi thứ trở nên tiện ích, đơn giản hơn rất nhiều. Giải pháp nhà thông minh là lựa chọn tuyệt vời cho cuộc sống của bạn. Hy vọng bạn sẽ có trải nghiệm thú vị khi sống trong nhà thông minh của mình.

Read more…

Hướng dẫn sử dụng máy rửa bát cho người mới bắt đầu

Máy rửa bát là thiết bị đang dần trở nên phổ biến trên thị trường ngày nay. Nó không những giúp con người thực hiện công việc làm sách bát đĩa mà còn giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức. Người mới sử dụng máy rửa bát còn đang rất bối rối trong việc sử dụng.  Hiểu rõ hướng dẫn sử dụng máy rửa bát thông minh sẽ giúp bạn thao tác đúng cách đem lại hiểu quả tối đa và kéo dài được tuổi thọ cho máy rửa bát.

Bước 1: Loại bỏ thức ăn thừa và xếp đồ vào máy rửa bát

Bạn cần loại bỏ hết đồ ăn thừa trên bát đũa rồi mới sắp xếp chúng vào máy rửa bát. Tránh trường hợp bị tắc cống thoát nước , chu trình rửa bát được trơn tru hơn và máy rửa bát cũng hoạt động hiệu quả hơn. 

Xem thêm:>> Nhà thông minh là gì?

Sắp xếp đồ dùng vào máy rửa bát

Máy rửa bát có tính năng loại bỏ được thức ăn bám chặt, dầu mỡ bám trên bát đũa. Vì vậy, chúng ta không cần tráng qua bát đũa trước khi xếp vào máy. Bạn tiết kiệm được tối đa thời gian, nước và điện năng tiêu thụ cho bát đũa cần rửa. 

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để nắm rõ một số đồ dùng không dùng được với máy rửa bát. Những dụng cụ nhà bếp, đồ dùng làm bằng gỗ, đồ làm bằng thủy tinh, đồ thủ công, đồ dùng bằng nhựa không có khả năng chịu nhiệt…

Đa số máy rửa bát có 2,3 tầng giá bên trong lồng rửa, nồi chảo được xếp ở tầng dưới cùng còn bát đũa xếp ở tầng thứ hai. Tầng trên cùng để xếp đũa, thìa dĩa, cốc và dao, kéo, các vật sắc nhọn được để trong khay riêng cùng tầng.

Bạn cần xếp tất cả đồ dùng úp mặt phải xuống dưới, đồ dùng được sắp xếp cho không cản trở vòng quay của các cánh tay phun. Chú ý đến sắp xếp đồ vào máy để đảm bảo sự an toàn khi dùng máy và đạt được hiệu suất rửa tối đa.


Bước 2:  Cho muối rửa bát, nước rửa và các loại xà phòng rửa chuyên dụng


Cho nước rửa bát chuyên dụng cho máy rửa bát

Đối với máy rửa bát, không thể dùng chất tẩy rửa thông thường mà bạn cần dùng loại chất tẩy chuyên dụng cho thiết bị này. Đó là một điều rất mới mẻ đối với những người không biết về hướng dẫn sử dụng máy rửa bát thông minh. 

Máy rửa bát có thể sử dụng chất tẩy rửa dạng viên nén, bột hoặc nước rửa chuyên dụng. Tùy theo từng loại chất tẩy rửa và độ bẩn của bát đĩa để bạn cho liều lượng chất tẩy.

Bạn hãy mở hộp đựng chất tẩy rửa rồi cho chất tẩy rửa vào đó. Chất tẩy rửa dạng nước thường chỉ cần 20-25ml còn với dạng viên thì dùng 1 viên. Ngoài ra, có các chất tẩy rửa tổng hợp bao gồm muối, trợ xả, các thành phần bảo vệ đồ thủy tinh hay thành phần rửa đồ chất liệu thép không gỉ. 

Xem thêm:>> điều khiển nhà thông minh qua Internet


Bước 3:  Chọn chương trình rửa phù hợp

Để bắt đầu chu trình rửa, bạn cần lựa chọn một chương trình phù hợp với loại vết bẩn và đồ dùng để tối ưu hiệu quả làm việc. Dựa vào khối lượng bát đĩa hoặc độ bám của vết bẩn để chọn chế độ cụ thể. Ngoài chương trình rửa chính, bạn có thể chọn chương trình đặc biệt để làm tăng hiệu quả rửa.


Bát được rửa sạch sau khi chọn chương trình phù hợp

Bạn còn có thể chọn thêm các tính năng khác như sấy khô tăng cường, , rửa riêng đồ thủy tinh… Cuối cùng, bạn nhấn nút Start để máy làm công việc của mình, bạn có thể làm việc khác trong khi máy đang rửa.

Với cách sử dụng đơn giản, máy rửa bát lại càng được ưa chuộng với các chị em nội trợ. Dù máy rửa bát ngày càng hiện đại, nhiều chức năng hơn nhưng cách sử dụng lại vô cùng đơn giản. Sau khi biết được hướng dẫn sử dụng máy rửa bát thông minh, sử dụng máy rửa bát là điều dễ dàng với bạn.

Read more…

Những điều cần biết về máy rửa bát

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ - kỹ thuật. Máy rửa bát là một phát minh vô cùng hữu ích cho căn nhà của bạn và nhất là những người nội trợ. Tuy nhiên, máy rửa bát hiện nay không quá phổ biến, nhất là với những gia đình không có điều kiện về tài chính. Vì vậy, chưa có nhiều người biết và hiểu được máy rửa bát hoạt động như thế nào. Cần tìm hiểu những điều cần biết về máy rửa bát để sử dụng nó được hiệu quả nhất và đảm bảo tuổi thọ của nó có thể được kéo dài hơn.

1. Máy rửa bát là gì?


Máy rửa bát là là phát minh giúp các chị em nội trợ dễ dàng hơn với vấn đề vệ sinh sau khi tiệc tùng. Máy rửa bát làm sạch bát đĩa bằng cách dùng lực phun xoáy của các tia nước được đun nóng. 


Máy rửa bát hỗ trợ cho chị em nội trợ

Nước được đun nóng đi qua hệ thống vòi phun áp suất cực lớn hòa tan xà phòng rửa sẽ cuốn trôi hết thức ăn, dầu mỡ bám trên bát đũa. Nhờ tính năng rửa tiệt trùng và sấy khô, bát đũa của bạn sau khi được rửa tiệt trùng với nước nóng sẽ được sấy khô và phủ bóng sáng loáng.


2. Máy rửa bát hoạt động theo nguyên lý như thế nào?

Máy rửa bát làm sạch bằng cách phun các tia nước được đun nóng vào chén bát thường là 45-70oC. Các vật dụng mỏng sẽ được rửa ở nhiệt độ thấp hơn.

 

Bát đĩa sẽ được phun hỗn hợp nước và chất tẩy rửa với áp lực cao làm sạch thức ăn, dầu mỡ bám bẩn trên nó. Trong khi đó, các kệ bên trong sẽ xoay để thay đổi vị trí, tăng khả năng tiếp xúc của bát đĩa.


Bát đĩa được làm sạch bằng các tia nước áp lực cao

Máy rửa bát sẽ sấy khô bát đĩa bên trong bằng luồng không khí nóng sau khi đã phun xả làm sạch. Cả quy trình rửa bát đĩa được hoàn thành khoảng 25 – 35 phút, tiêu thụ  khoảng 20 – 30 lít nước  và khoảng 1 – 3 kWh.


Bên cạnh đó, máy rửa bát còn nhiều chương trình khác nhau như rửa mạnh ( với vết bẩn bám chặt ), rửa cốc chén, rửa nhanh, rửa tiết kiệm thời gian… Bạn có thể sử dụng linh hoạt hơn và chọn chương trình phù hợp với nhu cầu của bạn.


3. Máy rửa bát được thiết lập chương trình rửa



  • Xả nước vào sau khi khởi động

  • Làm nóng nước đến nhiệt độ nhất định phụ thuộc vào chương trình được lựa chọn

  • Hộp đựng chất tẩy rửa tự động mở ở thời điểm thích hợp

  • Hệ thống phun nước với áp lực cao làm sạch thức ăn, dầu mỡ dính trên bát đĩa

  • Xả nước bẩn lần thứ nhất

  • Để tráng lại bát đĩa, tự động phun nước nóng với áp lực cao 

  • Xả nước bẩn lần thứ 2

  • Nhiệt dưới đáy của máy tạo luồng khí nóng để sấy khô bát đĩa

  • Kết thúc chu trình rửa


Máy rửa bát giúp các chị em nội trợ giảm thời gian, công sức và không còn quá khó khăn với vấn đề rửa bát nhất là những ngày lễ, tết, tiệc tùng. Tìm hiểu những điều cần biết về máy rửa bát bạn sẽ thấy được máy rửa bát thông minh đến thế nào.


Read more…

Quản lý hệ thống kỹ thuật tòa nhà là gì?

Hệ thống kỹ thuật tòa nhà vận hành trơn tru giúp tòa nhà chung cư có thể vận hành an toàn và ổn định. Đây cũng là hệ thống quan trọng của tòa nhà chung cư. Cuộc sống thoải mái và sự tiện nghi của cư dân phụ thuộc vào hệ thống kỹ thuật tòa nhà.


1. Quản lý kỹ thuật tòa nhà là gì?

Quản lý kỹ thuật tòa nhà là vận hành hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả, an toàn. Hệ thống kỹ thuật tòa nhà bao gồm hệ thống điện, cấp thoát nước, thang máy,… luôn phải được kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng thường xuyên.




2. Một số nhiệm vụ chính trong quản lý hệ thống kỹ thuật tòa nhà:

  • Kiểm tra định kỳ các tòa nhà, thiết bị, hệ thống kỹ thuật tòa nhà.

  • Khắc phục, sữa chữa kịp thời các thiết bị bị lỗi, bị hư hỏng.

  • Xây dựng và thực hiện các bước bảo trì thiết bị.

  • Quản lý hệ thống thoát nước, sưởi ấm, thang máy,…

  • Kiểm tra chất lượng trên thiết bị và hệ thống thường xuyên.

  • Thực hiện bảo trì chung cảnh quan trong và khu vực ngoài tòa nhà.

  • Thống kê hồ sơ tồn kho đối với vật tư, thiết bị.

  • Kết hợp với quản lý cơ sở về việc cần sự trợ giúp với các chuyên gia bên ngoài.

  • Tiếp nhận, hồi âm và báo cáo lại các phản hồi của khách hàng, cư dân về các vấn đề của thiết bị trong tòa nhà.

  • Lên kế hoạch dự bị cho các trường hợp khẩn cấp.



3. Mục tiêu công tác quản lý hệ thống kỹ thuật.


Trong các tòa nhà có rất nhiều thiết bị kỹ thuật hoạt động liên tục cùng lúc.  Đảm bảo sự vận hành trơn tru của hệ thống, giảm thiểu rủi ro, chi phí.


Kiểm tra hệ thống kỹ thuật


Chuẩn hóa quy trình vận hành thiết bị là mục tiêu của quản lý hệ thống kỹ thuật. Hoạt động bảo trì kỹ thuật có thể làm tăng thời gian sử dụng các thiết bị trong tòa nhà, tăng giá trị tòa nhà theo thời gian.


Giúp các thiết bị trong tòa nhà luôn vận hành một các hiệu quả, đúng chức năng và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng không cần thiết. Phát hiện, ngăn chặn ngay những sự cố của các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. 


Giữ cho các thiết bị và hệ thống tòa nhà hoạt động tốt nhằm duy trì môi trường làm việc và sinh sống an toàn cho khách hàng. Sẵn sàng các kế hoạch bảo trì để ngăn ngừa mọi sự cố có thể xảy ra, tránh làm mất chi phí tổn thất thiết bị.


4. Các hệ thống kỹ thuật tòa nhà cần phải quản lý





  • Hệ thống điều hòa không khí

  • Hệ thống chiếu sáng

  • Hệ thống bơm nước

  • Hệ thống điện năng

  • Hệ thống cứu hỏa

  • Hệ thống âm thanh công cộng

  • Hệ thống máy phát điện

  • Hệ thống quạt thông gió

  • Hệ thống camera giám sát

  • Hệ thống thang máy

  • Hệ thống khác

Quản lý vận hành kỹ thuật tòa nhà là một bộ phận quản lý vô cùng quan trọng trong quản lý vận hành tòa nhà. Để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại tòa nhà thì luôn cần có công việc này.

Read more…

Làm thế nào để vận hành tòa nhà chung cư?

Tại các thành phố lớn đã quá quen thuộc với văn hóa sống trong các chung cư hiện đại. Từng căn hộ có diện tích sở hữu riêng, ngoài ra còn có diện tích thuộc sở hữu chung. Vì vậy, cần một đơn vị tổ chức quy trình vận hành tòa nhà đảm bảo các hệ thống được hoạt động ổn định và an toàn cho người dùng.

Quy trình vận hành quản lý chung cư bao gồm các nhiệm vụ không thể thiếu:

1. Quản lý khách hàng, cư dân

Các tòa nhà đều có lượng khách ra vào lớn với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đó có thể là khách thuê nhà, khách mua nhà, khách thuê văn phòng… Ban quản lý tòa nhà cần có giải pháp quản lý, kiểm soát khách hàng.



Quản lý khách hàng bao gồm những công việc:

  • Quản lý khách hàng ra vào tòa nhà

  • Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

  • Xử lý khiếu nại của khách hàng

  • Đảm bảo an ninh, an toàn của khách hàng

  • Đảm bảo tài sản của khách hàng

  • Quản lý thái độ của nhân viên với khách hàng


2. Quản lý công tác an ninh tòa nhà


An ninh toà nhà là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn của khách hàng. Đội ngũ an ninh giúp bảo vệ tài sản, ngăn ngừa những tác động xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến cư dân chung cư.


Đơn vị quản lý an ninh tòa nhà

Quản lý công tác an ninh bao gồm những nội quy và quy định về an ninh, quy trình kiểm soát và xử lý an ninh:


  • Khảo sát,nghiên cứu toàn bộ cấu trúc tòa nhà

  • Nội quy về phòng cháy, chữa cháy

  • Các đề xuất bảo vệ anh ninh, bố trí nhân viên bảo vệ

  • Xây dựng các phương án dự phòng giải quyết sự cố

  • Đưa ra quy trình kiểm soát, trông giữ xe.


3. Quản lý vận hành hệ thống kỹ thuật tòa nhà

Vận hành hệ thống kỹ thuật bao gồm quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị trong tòa nhà. Các hệ thống này bao gồm: hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nước, thang máy, thông gió, điện tòa nhà…


Đơn vị vận hành hệ thống kỹ thuật

Đảm bảo vận hành an toàn, liên tục. Đơn vị vận hành kỹ thuật toà nhà luôn phải kiểm tra toàn bộ hệ thống thiết bị. Đánh giá thực trạng hệ thống và tìm cách khắc phục những sự cố xảy ra. 

Và đề xuất các phương án giải quyết sự cố phát sinh. Giúp hạn chế những sự cố phát sinh, hệ thống tòa nhà luôn được hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn.

4. Quản lý vệ sinh tòa nhà

Các tòa nhà luôn có số lượng lớn người qua lại nên việc vệ sinh duy trì là yếu tố vô cùng quan trọng. Ban quản lý tòa nhà cần đưa ra các kế hoạch vệ sinh bao gồm khu vực ở, khu nhà xe, thang máy, cảnh quan xung quanh tòa nhà…


Ngoài ra, còn phải đưa ra các quy định xử lý rác thải để đảm bảo vệ sinh tòa nhà luôn được sạch sẽ. Vệ sinh tòa nhà là một vấn đề thiết yếu trong quy trình vận hành tòa nhà nên luôn phải được triển khai thực hiện hằng ngày.


Quản lý vệ sinh tòa nhà

Quy trình quản lý vệ sinh thực hiện qua các công việc: khảo sát cụ thể các hạng mục vệ sinh của tòa nhà, đánh giá và lên kế hoạch vệ sinh từng hạng mục. 


Từ đó triển khai công tác theo kế hoạch đã được lên và xây dựng thêm các phương án hỗ trợ đảm bảo hiệu quả công việc.


5. Quản lý tài chính tòa nhà


Quản lý tài chính tòa nhà

Các hoạt động tài chính của tòa nhà cần được hợp lý, công khai nhất là nhờ công tác quản lý tài chính tòa nhà. Bao gồm các khoản phí dịch vụ, phí trong giữ xe… Các công việc quản lý tài chính cần phải làm:


  • Triển khai công việc quản lý tài chính cần xây dựng

  • Triển khai thu tài chính và chi quỹ tiền mặt, báo cáo kế hoạch thu chi định kỳ

  • Lên kế hoạch chi tiết để phối hợp với các bộ phận đảm bảo công tác quản lý tài chính.

Quy trình vận hành tòa nhà giúp chủ đầu tư quản lý, vận hành tòa nhà một cách dễ dàng, kiểm tra được tất cả mọi hoạt động trong chung cư.


Read more…