Hướng dẫn sử dụng máy rửa bát cho người mới bắt đầu

Máy rửa bát là thiết bị đang dần trở nên phổ biến trên thị trường ngày nay. Nó không những giúp con người thực hiện công việc làm sách bát đĩa mà còn giúp con người tiết kiệm thời gian, công sức. Người mới sử dụng máy rửa bát còn đang rất bối rối trong việc sử dụng.  Hiểu rõ hướng dẫn sử dụng máy rửa bát thông minh sẽ giúp bạn thao tác đúng cách đem lại hiểu quả tối đa và kéo dài được tuổi thọ cho máy rửa bát.

Bước 1: Loại bỏ thức ăn thừa và xếp đồ vào máy rửa bát

Bạn cần loại bỏ hết đồ ăn thừa trên bát đũa rồi mới sắp xếp chúng vào máy rửa bát. Tránh trường hợp bị tắc cống thoát nước , chu trình rửa bát được trơn tru hơn và máy rửa bát cũng hoạt động hiệu quả hơn. 

Xem thêm:>> Nhà thông minh là gì?

Sắp xếp đồ dùng vào máy rửa bát

Máy rửa bát có tính năng loại bỏ được thức ăn bám chặt, dầu mỡ bám trên bát đũa. Vì vậy, chúng ta không cần tráng qua bát đũa trước khi xếp vào máy. Bạn tiết kiệm được tối đa thời gian, nước và điện năng tiêu thụ cho bát đũa cần rửa. 

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất để nắm rõ một số đồ dùng không dùng được với máy rửa bát. Những dụng cụ nhà bếp, đồ dùng làm bằng gỗ, đồ làm bằng thủy tinh, đồ thủ công, đồ dùng bằng nhựa không có khả năng chịu nhiệt…

Đa số máy rửa bát có 2,3 tầng giá bên trong lồng rửa, nồi chảo được xếp ở tầng dưới cùng còn bát đũa xếp ở tầng thứ hai. Tầng trên cùng để xếp đũa, thìa dĩa, cốc và dao, kéo, các vật sắc nhọn được để trong khay riêng cùng tầng.

Bạn cần xếp tất cả đồ dùng úp mặt phải xuống dưới, đồ dùng được sắp xếp cho không cản trở vòng quay của các cánh tay phun. Chú ý đến sắp xếp đồ vào máy để đảm bảo sự an toàn khi dùng máy và đạt được hiệu suất rửa tối đa.


Bước 2:  Cho muối rửa bát, nước rửa và các loại xà phòng rửa chuyên dụng


Cho nước rửa bát chuyên dụng cho máy rửa bát

Đối với máy rửa bát, không thể dùng chất tẩy rửa thông thường mà bạn cần dùng loại chất tẩy chuyên dụng cho thiết bị này. Đó là một điều rất mới mẻ đối với những người không biết về hướng dẫn sử dụng máy rửa bát thông minh. 

Máy rửa bát có thể sử dụng chất tẩy rửa dạng viên nén, bột hoặc nước rửa chuyên dụng. Tùy theo từng loại chất tẩy rửa và độ bẩn của bát đĩa để bạn cho liều lượng chất tẩy.

Bạn hãy mở hộp đựng chất tẩy rửa rồi cho chất tẩy rửa vào đó. Chất tẩy rửa dạng nước thường chỉ cần 20-25ml còn với dạng viên thì dùng 1 viên. Ngoài ra, có các chất tẩy rửa tổng hợp bao gồm muối, trợ xả, các thành phần bảo vệ đồ thủy tinh hay thành phần rửa đồ chất liệu thép không gỉ. 

Xem thêm:>> điều khiển nhà thông minh qua Internet


Bước 3:  Chọn chương trình rửa phù hợp

Để bắt đầu chu trình rửa, bạn cần lựa chọn một chương trình phù hợp với loại vết bẩn và đồ dùng để tối ưu hiệu quả làm việc. Dựa vào khối lượng bát đĩa hoặc độ bám của vết bẩn để chọn chế độ cụ thể. Ngoài chương trình rửa chính, bạn có thể chọn chương trình đặc biệt để làm tăng hiệu quả rửa.


Bát được rửa sạch sau khi chọn chương trình phù hợp

Bạn còn có thể chọn thêm các tính năng khác như sấy khô tăng cường, , rửa riêng đồ thủy tinh… Cuối cùng, bạn nhấn nút Start để máy làm công việc của mình, bạn có thể làm việc khác trong khi máy đang rửa.

Với cách sử dụng đơn giản, máy rửa bát lại càng được ưa chuộng với các chị em nội trợ. Dù máy rửa bát ngày càng hiện đại, nhiều chức năng hơn nhưng cách sử dụng lại vô cùng đơn giản. Sau khi biết được hướng dẫn sử dụng máy rửa bát thông minh, sử dụng máy rửa bát là điều dễ dàng với bạn.

Read more…

Những điều cần biết về máy rửa bát

Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ - kỹ thuật. Máy rửa bát là một phát minh vô cùng hữu ích cho căn nhà của bạn và nhất là những người nội trợ. Tuy nhiên, máy rửa bát hiện nay không quá phổ biến, nhất là với những gia đình không có điều kiện về tài chính. Vì vậy, chưa có nhiều người biết và hiểu được máy rửa bát hoạt động như thế nào. Cần tìm hiểu những điều cần biết về máy rửa bát để sử dụng nó được hiệu quả nhất và đảm bảo tuổi thọ của nó có thể được kéo dài hơn.

1. Máy rửa bát là gì?


Máy rửa bát là là phát minh giúp các chị em nội trợ dễ dàng hơn với vấn đề vệ sinh sau khi tiệc tùng. Máy rửa bát làm sạch bát đĩa bằng cách dùng lực phun xoáy của các tia nước được đun nóng. 


Máy rửa bát hỗ trợ cho chị em nội trợ

Nước được đun nóng đi qua hệ thống vòi phun áp suất cực lớn hòa tan xà phòng rửa sẽ cuốn trôi hết thức ăn, dầu mỡ bám trên bát đũa. Nhờ tính năng rửa tiệt trùng và sấy khô, bát đũa của bạn sau khi được rửa tiệt trùng với nước nóng sẽ được sấy khô và phủ bóng sáng loáng.


2. Máy rửa bát hoạt động theo nguyên lý như thế nào?

Máy rửa bát làm sạch bằng cách phun các tia nước được đun nóng vào chén bát thường là 45-70oC. Các vật dụng mỏng sẽ được rửa ở nhiệt độ thấp hơn.

 

Bát đĩa sẽ được phun hỗn hợp nước và chất tẩy rửa với áp lực cao làm sạch thức ăn, dầu mỡ bám bẩn trên nó. Trong khi đó, các kệ bên trong sẽ xoay để thay đổi vị trí, tăng khả năng tiếp xúc của bát đĩa.


Bát đĩa được làm sạch bằng các tia nước áp lực cao

Máy rửa bát sẽ sấy khô bát đĩa bên trong bằng luồng không khí nóng sau khi đã phun xả làm sạch. Cả quy trình rửa bát đĩa được hoàn thành khoảng 25 – 35 phút, tiêu thụ  khoảng 20 – 30 lít nước  và khoảng 1 – 3 kWh.


Bên cạnh đó, máy rửa bát còn nhiều chương trình khác nhau như rửa mạnh ( với vết bẩn bám chặt ), rửa cốc chén, rửa nhanh, rửa tiết kiệm thời gian… Bạn có thể sử dụng linh hoạt hơn và chọn chương trình phù hợp với nhu cầu của bạn.


3. Máy rửa bát được thiết lập chương trình rửa



  • Xả nước vào sau khi khởi động

  • Làm nóng nước đến nhiệt độ nhất định phụ thuộc vào chương trình được lựa chọn

  • Hộp đựng chất tẩy rửa tự động mở ở thời điểm thích hợp

  • Hệ thống phun nước với áp lực cao làm sạch thức ăn, dầu mỡ dính trên bát đĩa

  • Xả nước bẩn lần thứ nhất

  • Để tráng lại bát đĩa, tự động phun nước nóng với áp lực cao 

  • Xả nước bẩn lần thứ 2

  • Nhiệt dưới đáy của máy tạo luồng khí nóng để sấy khô bát đĩa

  • Kết thúc chu trình rửa


Máy rửa bát giúp các chị em nội trợ giảm thời gian, công sức và không còn quá khó khăn với vấn đề rửa bát nhất là những ngày lễ, tết, tiệc tùng. Tìm hiểu những điều cần biết về máy rửa bát bạn sẽ thấy được máy rửa bát thông minh đến thế nào.


Read more…

Quản lý hệ thống kỹ thuật tòa nhà là gì?

Hệ thống kỹ thuật tòa nhà vận hành trơn tru giúp tòa nhà chung cư có thể vận hành an toàn và ổn định. Đây cũng là hệ thống quan trọng của tòa nhà chung cư. Cuộc sống thoải mái và sự tiện nghi của cư dân phụ thuộc vào hệ thống kỹ thuật tòa nhà.


1. Quản lý kỹ thuật tòa nhà là gì?

Quản lý kỹ thuật tòa nhà là vận hành hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo mọi hoạt động của tòa nhà được hiệu quả, an toàn. Hệ thống kỹ thuật tòa nhà bao gồm hệ thống điện, cấp thoát nước, thang máy,… luôn phải được kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng thường xuyên.




2. Một số nhiệm vụ chính trong quản lý hệ thống kỹ thuật tòa nhà:

  • Kiểm tra định kỳ các tòa nhà, thiết bị, hệ thống kỹ thuật tòa nhà.

  • Khắc phục, sữa chữa kịp thời các thiết bị bị lỗi, bị hư hỏng.

  • Xây dựng và thực hiện các bước bảo trì thiết bị.

  • Quản lý hệ thống thoát nước, sưởi ấm, thang máy,…

  • Kiểm tra chất lượng trên thiết bị và hệ thống thường xuyên.

  • Thực hiện bảo trì chung cảnh quan trong và khu vực ngoài tòa nhà.

  • Thống kê hồ sơ tồn kho đối với vật tư, thiết bị.

  • Kết hợp với quản lý cơ sở về việc cần sự trợ giúp với các chuyên gia bên ngoài.

  • Tiếp nhận, hồi âm và báo cáo lại các phản hồi của khách hàng, cư dân về các vấn đề của thiết bị trong tòa nhà.

  • Lên kế hoạch dự bị cho các trường hợp khẩn cấp.



3. Mục tiêu công tác quản lý hệ thống kỹ thuật.


Trong các tòa nhà có rất nhiều thiết bị kỹ thuật hoạt động liên tục cùng lúc.  Đảm bảo sự vận hành trơn tru của hệ thống, giảm thiểu rủi ro, chi phí.


Kiểm tra hệ thống kỹ thuật


Chuẩn hóa quy trình vận hành thiết bị là mục tiêu của quản lý hệ thống kỹ thuật. Hoạt động bảo trì kỹ thuật có thể làm tăng thời gian sử dụng các thiết bị trong tòa nhà, tăng giá trị tòa nhà theo thời gian.


Giúp các thiết bị trong tòa nhà luôn vận hành một các hiệu quả, đúng chức năng và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng không cần thiết. Phát hiện, ngăn chặn ngay những sự cố của các hệ thống kỹ thuật trong tòa nhà. 


Giữ cho các thiết bị và hệ thống tòa nhà hoạt động tốt nhằm duy trì môi trường làm việc và sinh sống an toàn cho khách hàng. Sẵn sàng các kế hoạch bảo trì để ngăn ngừa mọi sự cố có thể xảy ra, tránh làm mất chi phí tổn thất thiết bị.


4. Các hệ thống kỹ thuật tòa nhà cần phải quản lý





  • Hệ thống điều hòa không khí

  • Hệ thống chiếu sáng

  • Hệ thống bơm nước

  • Hệ thống điện năng

  • Hệ thống cứu hỏa

  • Hệ thống âm thanh công cộng

  • Hệ thống máy phát điện

  • Hệ thống quạt thông gió

  • Hệ thống camera giám sát

  • Hệ thống thang máy

  • Hệ thống khác

Quản lý vận hành kỹ thuật tòa nhà là một bộ phận quản lý vô cùng quan trọng trong quản lý vận hành tòa nhà. Để đảm bảo điều kiện và môi trường sống tốt nhất cho người dân sống và làm việc tại tòa nhà thì luôn cần có công việc này.

Read more…

Mục đích quản lý vận hành tòa nhà chung cư

Quản lý vận hành tòa nhà là một hệ thống các công việc bao gồm lên kế hoạch, tiến hành thực hiện, kiểm tra các dịch vụ quản lý tòa nhà thường xuyên, định kỳ. Nhằm duy trì hoạt động của các hệ thống kỹ thuật tòa nhà, đảm bảo an ninh, xây dựng môi trường sống tốt đẹp cho cư dân. 


Quản lý vận hành tòa nhà

Tòa nhà chung cư có dịch vụ quản lý tòa nhà tốt sẽ mang lại sự hài lòng cho cả chủ đầu tư và cả cho cư dân sống tại chung cư. 

Một tòa chung cư có hàng trăm hộ gia đình cùng sinh sống ,chính vì vậy cần có đơn vị quản lý vận hành tòa nhà để cung cấp tất cả các dịch vụ chung như: dịch vụ an ninh, vệ sinh,.. 

Mang lại sự an toàn, tiện lợi khi sinh sống tại chung cư và giúp tối đa hóa giá trị hiệu quả đầu tư là mục đích cuối cùng mà đơn vị quản lý vận hành tòa nhà:

Đảm bảo môi trường sống, làm việc an toàn tối đa

Áp dụng hệ thống an ninh tiên tiến và kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ. Giúp kiểm soát an ninh tòa nhà được đảm bảo tối đa, hạn chế những yếu tố tiềm ẩn làm mất an toàn với cư dân.


Môi trường sống lạnh mạnh, an toàn

Những người lạ ra vào tòa nhà được quản lý một cách khoa học đem lại niềm tin, sự an tâm cho cư dân. Đem lại một môi trường sống lành mạnh, an toàn là nhiệm vụ quan trọng của đơn vị quản lý vận hành tòa nhà.

 
Xử lý sự cố chủ động, chuyên nghiệp

 

Hệ thống tòa nhà rất nhiều máy móc, thiết bị nên cần được phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo mọi sự hoạt động thông suốt của quá trình vận hành tòa nhà. 

 

Đội ngũ quản lý vận hành tòa nhà không chỉ xử lý, khắc phục nhanh chóng khi sự cố xảy ra. Mà còn cần phát hiện từ sớm những sự cố có thể xảy ra. Như vậy sẽ làm giảm được áp lực xử lý , tiết kiệm thời gian và hạn chế thiệt hại phát sinh một các tối đa.

 

Nâng cao hình ảnh của chung cư trong mắt khách hàng

Dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà tốt không chỉ giúp an ninh, hệ thống máy móc được đảm bảo một cách tối đa, vệ sinh tòa nhà được chăm sóc kỹ lưỡng. Mà còn giúp chủ đầu tư nâng cao được mức độ uy tín, chất lượng của mình trong mắt của khách hàng.


Cuộc sống ở chung cư

Những công việc luôn phải thực hiện của đơn vị quản lý vận hành tòa nhà:

  • Quản lý vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật của Tòa nhà.

  • Quản lý an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ tại Tòa nhà.

  • Quản lý vệ sinh môi trường, cảnh quan tại Tòa nhà.

  • Quản lý chi phí vận hành ( thu/chi) Tòa nhà.

  • Quản lý chăm sóc khách hàng, khách thuê, cư dân, nhà thầu tại Tòa nhà 

 

Những tòa nhà chung cư là nơi cần tới quản lý vận hành hơn ai hết, để dịch vụ này phát hiển cần có sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Quản lý vận hành tòa nhà càng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tương lai.


Read more…

Các loại cảm biến IoT. Tầm quan trọng của cảm biến cho ngôi nhà của bạn.

 Trước khi tìm hiểu về các loại cảm biến IoT cũng như tầm quan trọng trong thời đại ngày nay. Thì bạn cần hiểu khái niệm cảm biến IoT là gì? Vậy hãy cùng nhau đọc thật kỹ bài viết này nhé!

Cảm biến IoT là gì?

Cảm biến IoT


Cảm biến IoT là một thiết bị cơ hoặc điện có sự nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, mức độ bức xạ, truyền tín hiệu đến một thiết bị đo hoặc điều khiển.

Thiết bị IoT có thể giúp bạn đo một số tham số vật lý cụ thể, ví dụ như nhiệt độ, tại một vị trí cho mục đích ứng dụng. Các phép đo này yêu cầu các cảm biến có khả năng đo, ghi và truyền các giá trị cụ thể cho ứng dụng IoT để nó thực hiện các chức năng của mình.

Cảm biến thường là các mạch tích hợp được thiết kế cho các loại ứng dụng IoT này vì kích thước nhỏ và chi phí thấp khiến chúng trở thành sự lựa chọn phù hợp.

Sau đây bài viết sẽ giới thiệu cho bạn một vài loại cảm biết IoT được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Cảm biến nhiệt độ:

Cảm biến nhiệt độ


Các thiết bị này đo lượng năng lượng nhiệt đã được tạo ra từ một vật thể nào đó hay khu vực xung quanh. Họ tìm thấy ứng dụng trong điều hòa không khí, tủ lạnh hay các thiết bị tương tự.

Cảm biến nhiệt độ có thể được sử dụng trong hầu hết môi trường IoT, từ sản xuất đến nông nghiệp. Trong sản xuất, cảm biến được dùng để theo dõi nhiệt độ của máy. Trong nông nghiệp, cảm biến được dùng để theo dõi nhiệt độ của đất, nước.

Cảm biến độ ẩm:

Lượng hơi nước trong không khí hoặc độ ẩm không khí có thể ảnh hưởng lớn đến sự thoải mái của con người cũng như nhiều quy trình sản xuất trong các ngành công nghiệp. Cho nên, theo dõi độ ẩm trở nên vô cùng quan trọng.

Cảm biến chuyển động:

Cảm biến chuyển động


Cảm biến chuyển động không chỉ được sử dụng cho mục đích an ninh mà còn được ứng dụng trong điều khiển cửa tự động, bồn rửa tự động, hệ thống quản lý năng lượng chẳng hạn. Bạn sẽ sử dụng các cảm biến này trong IoT và giám sát chúng từ điện thoại thông minh hoặc máy vi tính.

Cảm biến khí:

Những cảm biến này được sử dụng để giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện khí độc. Các công nghệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là điện hóa, bán dẫn và ion hóa. Với những tiến bộ kỹ thuật, có vô số cảm biến khí có sẵn để mở rộng kết nối từ không dây đến có dây đac được triển khai trong các ứng dụng IoT.

Cảm biến khói:

Máy dò khói đã được sử dụng khá rộng rãi trong gia đình hay các ngành công nghiệp trong thời gian khá dài. Với sự ra đời của ứng dụng IoT, các thiết bị đã trở nên thuận tiện và thân thiện hơn rất nhiều đối với người dùng. Hơn nữa, đến hiện nay việt thêm kết nối không dây vào đầu báo khói đã tăng thêm tính an toàn và tiện lợi cho các thiết bị.

Cảm biến hồng ngoại:

Cảm biến hồng ngoại


Những cảm biến này có thể đo nhiệt lượng phát ra từ nhiều vật thể. Chúng được sử dụng trong các dự án IoT khác nhau gồm chăm sóc sức khỏe để theo dõi huyết áp, hay thậm chí điện thoại thông minh được sử dụng làm điều khiển từ xa.

Trên đây là một vài cảm biến IoT thông dụng cũng như ứng dụng và tính năng của nó. Bạn hãy tham khảo và lựa chọn cho mình cảm biến phù hợp nhất nhé!     

Read more…

TOP những xu hướng IoT phát triển mạnh mẽ năm 2021

Xu hướng IoT là gì? Trong một thời đại công nghệ ngày càng phát triển các doanh nghiệp cần phải bắt kịp các xu hướng để có thể cạnh tranh và tồn tại trên thị trường một cách bền vững. Nhưng nếu bạn chưa biết phải làm gì thì IoT chính là giải pháp để bạn giải quyết vấn đề đấy.

Xu hướng IoT năm 2021


Xu hướng IoT không chỉ đem lại cho bạn cái nhìn lớn hơn, rộng hơn về công nghệ mà IoT sẽ cho bạn thấy những ứng dụng đáng kinh ngạc trong tương lai. Vậy nên là một doanh nghiệp bạn hãy cập nhật các xu hướng IoT dự đón sẽ phát triển mạnh mẽ năm 2021 ngay nhé!

Xu hướng IoT là gì?

IoT là một hệ thống các thiết bị liên quan đến nhau. Các thiết bị này liên kết với nhau thông qua mạng truyền thông hay Internet.

Các thiết bị công nghệ này có khả năng trao đổi và truyền tải thông tin một cách hiệu quả mà không cần sự tương tác giữa người và thiết bị hay giữa người với người.

IoT giúp con người chỉ với một thiết bị thông minh bạn đã có thể điều khiển mọi lúc mọi nơi mà không bị gò bó về mặt không gian hay thời gian.

TOP những xu hướng IoT năm 2021.

Bạn đã hiểu sơ khai IoT là gì rồi. Vậy đây là lúc bạn cần tìm hiểu các xu hướng IoT để có thể bắt kịp công nghệ ngày nay.

Thành phố thông minh.



Bạn đã nghe qua điện thoại thông minh, nhà thông minh, giờ đây sẽ là thành phố thông minh. Nghe có vẻ thật vĩ mô và khó tin đúng không ạ. Nhưng khái niệm này đã thâm nhập vào ngành Bất động sản và chắc chắn chúng ta trong năm tới sẽ chứng kiến cuộc thay đổi lớn về cuộc sống của con người.

Mục đích chính của IoT ở đây là triển khai cơ sở hạ tầng để cư dân có thể giao tiếp với nhau một cách đơn giản hơn. Đồng thời giúp gia tăng khả năng tự đưa ra quyết định của mọi người.

Bảo mật IoT.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng IoT và ứng dụng của IoT sẽ ngày càng phát triển rộng rãi hơn khi mà các thiết bị kết nối ngày càng tăng lên. Khi nhiều thiết bị được kết nối thì không thể tránh khỏi việc các thiết bị đều bị tấn công. Ví dụ như việc phần mềm độc hại, hay việc rò rỉ thông tin ra ngoài.

Vì những lí do trên mà bạn cần bảo mật các thiết bị của bạn từ cơ sở hạ tầng. Và bảo mật IoT sẽ trở thành xu hướng bảo mật năm 2021 mà nhiều doanh nghiệp muốn sở hữu. Vì vậy, xu hướng IoT sẽ được cải thiện để bảo mật hơn và có thể kiểm soát được bất kỳ cuộc tấn công nào.

IoT trong sản xuất.  

Xu hướng IoT trong sản xuất

         

IoT trong sản xuất bạn có thể gọi nó là nhà máy thông minh. Khi mà các nhà kho hay các đơn vị sản xuất sẽ lắp đặt các thiết bị cảm biến có thể phản ánh nhu cầu sử dụng mặt hàng tới các ban điều hành.

Ví dụ điển hình là các hàng hóa liên quan đến nhiệt độ, các cảm biến sẽ giúp bạn theo dõi nhiệt độ cả bên ngoài lẫn bên trong để có thể thông báo đến ban quản lý nếu gặp phải trục trặc.

Trợ lí ảo.



Phục vụ khách hàng, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng chính là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp. Ngày nay, khi mà lực lượng lao động đang bị giới hạn bởi thời gian và trình độ, các tổ chức nên năm bắt khái niệm về IoT để triển khai trợ lí ảo, nó sẽ giúp bạn chăm sóc khách hàng 24/7.

Sẽ không có gì lạ lẫm, khi mà IoT được xem là một công nghệ đột phá. Xu hướng IoT 2021 chắc chắc sẽ định hình lại tương lai, mở ra cho doanh nghiệp những con đường mới hơn, phát triển hơn để tận dụng.

  

Read more…

Các xu hướng quản trị nhân lực trong thời đại công nghệ.

 Năm 2020, có thể nói là một năm đáng nhớ của tất cả mọi người không chỉ riêng mình Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bởi thế giới đã trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Trong đó, có thể dễ dàng thấy được rằng nhân sự là ngành gặp nhiều biến động hơn cả. Bởi nguồn dư cầu lao động quá lớn, hay quy trình làm việc đến cách thức quản lý làm việc có có nhiều thay đổi rõ rệt.

Xu hướng quản trị nhân lực


Vậy trước những biến động đấy năm 2021 xu hướng quản trị nhân lực sẽ như thế nào? Thách thức các doanh nghiệp phải đối mặt là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để không bị thụt lùi phía sau?

Xu hướng quản trị nhân lực sẽ như thế nào khi mà công nghệ phát triển, bùng nổ của IoT, Big data? Hãy cùng nhau khám phá ngay tại bài viết này nhé!

Mô hình tuyển dụng năm 2021



Sau đại dịch, số lao động dư thừa trở nên nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy để tối ưu hiệu quả các doanh nghiệp cần cập nhật ngay xu hướng quản trị nhân lực để có thể nhanh chóng thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn.

Và xu hướng quản trị nguồn nhân lực thời đại công nghệ sẽ điển hình như sau:

-        Các doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ truyền thông tuyển dụng như: các kênh tuyển dụng, trang tuyển dụng, trang mạng xã hội, phần mềm tuyển dụng…

-        Tuyển dụng, phỏng vấn trực tuyến

-        Thu hút các ứng viên bởi môi trường làm việc

-        Sử dụng công nghệ AI trong việc tìm kiếm ứng viên.

Xu hướng quản trị nhân lực từ xa.

Có thể thấy rằng, nhờ đại dịch mà doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng được với phong cách quản trị nhân lực từ xa.

Hơn nữa, đa số nguồn nhân viên luôn mong muốn được làm việc trong môi trường thoải mái, không bị gò bó về mặt thời gian cũng như địa lý.

Vì vậy, xu hướng được làm việc tại nhà trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi nhân viên. Đặc biệt, với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, IoT đã một phần xóa bỏ đi khoảng cách làm việc của con người. Giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc triển khai mô hình quản trị nhân lực từ xa.

Xu hướng quản trị nhân lực với văn phòng điện tử 4.0



Một trong những tiêu chí để người lao động lựa chọn công việc của họ chính là môi trường làm việc. Nhân viên sẽ gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn nếu họ được làm trong môi trường hiện đại, thú vị và linh hoạt.

Hiện nay, với việc công nghệ ngày càng trở nên hiện đại thì mô hình làm việc theo hướng văn phòng cũ đã trở nên có nhiều hạn chế và không còn phù hợp. Và thay vào đó chính là xu hướng quản trị nhân lực với văn phòng 4.0.

Văn phòng 4.0 chính là nơi của những thiết bị công nghệ hiện đại, việc “chuyển đổi số” văn phòng nhân sự sẽ trở thành xu hướng quản trị nhân lực trong tương lai.

Tự động hóa trong xu hướng quản trị nhân lực.

Để có thể phù hợp với sự biến đổi và phát triển vô cùng mạnh mẽ của công nghệ. Nhân sự làm việc cần được doanh nghiệp hỗ trợ để chuyển dịch đến một môi trường tự động hóa để làm việc và cống hiến. Từ đó không còn những tình trạng phải quản lý con người và dữ liệu một cách thủ công.

Trên đây là một vài xu hướng quản trị nhân lực có thể phát triển maanhj mẽ. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu và tham khảo để có thể dễ dàng hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân tại cho doanh nghiệp của mình.

Read more…