Danh mục quản lý vận hành tòa nhà theo tiêu chuẩn

 Danh mục quản lý tòa nhà theo tiêu chuẩn bao gồm những gì? Bài viết này sẽ “bật mí” những danh mục quan trọng mà ban quản lý vận hành nhà chung cư cần quan tâm.

Danh mục quản lý vận hành tòa nhà theo tiêu chuẩn

Danh mục quản lý vận hành tòa nhà theo tiêu chuẩn

Quản lý vận hành tòa nhà không hề đơn giản mà cần phải có một quy chuẩn nhất định, từ hồ sơ cho đến công việc thực hiện:

Danh mục quản lý hợp đồng thuê và các hợp đồng liên quan

Gồm có:

Quy trình triển khai hợp đồng thuê cùng các biểu mẫu

  • Biên bản bàn giao tài sản, mặt bằng, trang thiết bị.
  • Biên bản kiểm tra sửa chữa nội ngoại thất.
  • Biên bản triển khai quy định tòa nhà.
  • Các dịch vụ kèm theo quy định hợp đồng thuê nhà.

Quy trình triển khai hợp đồng thuê cùng các biểu mẫu

Quy trình quản lý thực hiên hợp đồng thuê cùng các biểu mẫu

  • Công văn, thông báo các loại.
  • Phụ lục hợp đồng điều chỉnh và thực hiện hiệu lực hợp đồng cho thuê.
  • Kế hoạch gia hạn hợp đồng thuê.
  • Kế hoạch thanh lý hợp đồng thuê.
  • Sổ theo dõi thông tin khách hàng.

Quản lý hợp đồng khác

  • Quản lý hợp đồng cung cấp dịch vụ.
  • Quản lý hợp đồng thầu phụ.

Danh mục quản lý chăm sóc khách hàng

Bao gồm:

Quy định quản lý, sử dụng phòng họp và các biểu mẫu

  • Sổ theo dõi phòng họp + các biểu mẫu.
  • Xử lý công văn và bưu phẩm đến.

Quy định đánh giá của khách hàng và các biểu mẫu

  • Phiếu thu thập ý kiến khách hàng.
  • Quy định xử lý khiếu nại, thắc mắc khách hàng.
  • Phiểu tổng hợp ý kiến khách hàng về sản phẩm, dịch vụ (nhà ở, hệ thống nước, điện,…).
  • Hội nghị khách hàng thường niên.

Ngoài các quy định trên, ban quản lý tòa nhà cần phải cung cấp các quy định

  • Trang trí, quảng cáo, marketing của khách hàng.
  • An toàn, an ninh của khách hàng trong phạm vi tòa nhà.
  • Quản lý vệ sinh của khách hàng.
  • Quản lý tài sản của khách hàng.
  • Bảo dưỡng, sửa chữa cho căn hộ của khách hàng.
  • Hình thức, thái độ, tác phong của nhân viên.
  • Quản lý thiết bị, dịch vụ tòa nhà.

Danh mục quản lý an ninh tòa nhà

Bao gồm:

Nội quy PCCC tòa nhà và các biểu mẫu

  • Phương án cứu hộ, PCCC, sơ tán người và tài sản.
  • Diễn tập PCCC và có sự tham gia của Cảnh sát PCCC theo định kỳ.
  • Hướng dẫn sử dụng bình PCCC.
  • Danh mục dụng cụ PCCC.
  • Biên bản tự kiểm tra hệ thống PCCC.

Danh mục quản lý an ninh tòa nhà

Quy định tuần tra bộ phận bảo vệ và các biểu mẫu

  • Kế hoạch tuần tra an ninh, tài sản tòa nhà.
  • Sổ ghi nhật ký theo dõi khách đến giao dịch.
  • Báo cáo và xử lý vi phạm,…

Quy định huấn luyện về an toàn, PCCC và biểu mẫu

  • Kế hoạch huẩn luyện an toàn hàng năm.
  • Chương trình huấn luyện.
  • Danh sách nhân viên được huấn luyện.
  • Các đơn vị cử đại diện phối hợp huấn luyện hàng năm.

Quy trình kiểm soát tài sản, hàng hóa và các biểu mẫu

  • Sổ ra vào theo dõi hàng hóa ra cổng và vào tòa nhà.
  • Sổ nhật ký theo dõi tài sản.
  • Sổ nhật ký ghi nhận sự việc qua hình ảnh Camera.
  • Kiểm tra và giám sát nhà thầu nội thất khách hàng thuê.

Quy trình kiểm soát khách trong tòa nhà, khách đến giao dịch, nhân viên và các biểu mẫu

  • Sổ theo dõi khách ra vào cổng.
  • Sổ theo dõi nhân viên ra vào cổng.
  • Sổ đăng ký giao dịch trong tòa nhà tại quầy tiếp tân.

Nội qui bộ phận bảo vệ và các biểu mẫu

  • Báo cáo tình hình an ninh theo qui định.
  • Biên bản ghi nhận sự việc, xử lý vi phạm.
  • Nhật ký tuần tra an ninh theo qui định.

Quy trình xử lý sự cố bảo vệ và các biểu mẫu

  • Quy trình kiểm tra trang thiết bị PCCC toà nhà.
  • Quy trình sử dụng trang thiết bị PCCC.
  • Quy trình tuần tra của bộ phận bảo vệ bên trong và bên ngoài tòa nhà.
  • Quy trình kiểm soát tài sản, hàng hoá ra vào tòa nhà.
  • Quy trình kiểm soát khách ra vào tòa nhà và nhân viên nội bộ.
  • Quy trình xử lý sự cố từng hạng mục liên quan đến trách nhiệm bảo vệ được xây dựng trong phương án quản lý.
  • Quy trình xử lý tình trạng khẩn cấp.
  • Quy trình cứu hộ cứu nạn.

Bên cạnh đó, trong danh mục quản lý an ninh tòa nhà, ban quản lý cần phải cung cấp các biểu mẫu và có những hành động sau:

  • Phương án phối hợp xứ lý phòng cháy chữa cháy toà nhà.
  • Quy định quản lý và sử dụng dụng cụ bảo vệ.
  • Quy trình xử lý tình trạng khẩn cấp.
  • Quy trình xử lý sự cố thang máy và cứu hộ.
  • Quy trình xử lý mất điện trong tòa nhà.
  • Quy trình xử lý an ninh phạm vi tòa nhà.
  • Quy trình xử lý bảo vệ tài sản và bãi giữ xe.
  • Quy trình phối hợp với chính quyền địa phương.

Danh mục quản lý kỹ thuật

Bao gồm quy trình và các biểu mẫu:

  • Vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật.
  • Hệ thống kết cấu, xây dựng.
  • Hệ thống điện (trạm biến áp, tủ điện trung thế, tủ điện tổng, tủ điện tầng…).
  • Hệ thống máy phát.
  • Hệ thống điều hòa không khí, thông gió.
  • Hệ thống thang máy.
  • Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải và khí thải.
  • Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS).
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Hệ thống kiểm soát an ninh.
  • Hệ thống lau kính tòa nhà (gondola).
  • Hệ thống chiếu sang, biển hiệu.
  • Hệ thống thiết bị bếp, kho gas trung tâm (nếu có).
  • Các tiện ích gia tăng (bể bơi, phòng tập, phòng họp…).
  • Kiểm toán, lưu trữ hồ sơ về các hạng mục kỹ thuật tòa nhà.
  • Kế hoạch vận hành và bảo dưỡng các hệ thống theo khuyến cáo của nhà sản xuất và thực tế vận hành.
  • Thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch vận hành.
  • Giám sát công tác bảo trì hệ thống của nhà thầu phụ.
  • Kiểm tra thay thế thiết bị định kỳ theo các cấp độ tiêu chuẩn của hãng cung cấp.
  • Sửa chữa, thay thế mới theo yêu cầu.
  • Thiết lập phương án phản ứng với các sự cố bất khả kháng.

Ngoài những danh mục trên, danh mục quản lý tòa nhà theo tiêu chuẩn còn có:

  • Quản lý đơn vị nhà thầu.
  • Giám sát tòa nhà.
  • Mô tả công việc.
  • Quản lý chi phí vận hành tòa nhà.
  • Quản lý thu chi điện nước tòa nhà.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Tài chính quản lý vận hành.
Read more…

Phân bổ chi phí vận hành tòa nhà sao cho hiệu quả?

Phân bổ chi phí vận hành tòa nhà ra sao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ vận hành hiệu quả của tòa nhà. Bởi vậy mà tùy theo quy mô cũng như từng loại hình dự án tòa nhà, ban quản lý cần phải có giải pháp phân bổ chi phí vận hành tòa nhà sao cho phù hợp, đảm bảo các hạng mục vận hành đều có đầy đủ chi phí hoạt động ổn định và hiệu quả nhất.

Vậy làm thế nào để phân bổ chi phí vận hành tòa nhà hiệu quả? Làm sao để quản lý chi phí vận hành tòa nhà tiết kiệm nhất? Cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Phân bổ chi phí vận hành tòa nhà phù hợp với từng hạng mục ra sao?

Chi phí vận hành tòa nhà là các khoản kinh phí sẽ phải được dùng để duy trì những hoạt động vận hành bình thường trong tòa nhà, đảm bảo tòa nhà hoạt động ổn định và tốt nhất. Trong đó các hạng mục chi phí vận hành cũng được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, bởi vậy chủ đầu tư hay đơn vị quản lý vận hành cần phải có biện pháp phân bổ chi phí vận hành khoa học để duy trì hoạt động tòa nhà tốt nhất.

+ Phân bổ chi phí cho nhân sự vận hành tòa nhà

Một trong các khoản chi phí vận hành tòa nhà cần phân bổ chính là chi phí dành cho nhân sự, tức là đơn vị vận hành phải tính toán chi phí lương thưởng cho các bộ phận thuộc ban quản lý tòa nhà như kỹ thuật, lễ tân, bảo vệ, vệ sinh,….Cùng với các nhà thầu cung cấp dịch vụ trong tòa nhà. Những chi phí cho nhân sự bao gồm cả tiền lương thưởng, phụ cấp, bảo hiểm cũng như chi phí đào tạo nhân sự, phí tuyển dụng và thử việc cùng các khoản chi phí khác dùng cho nhân sự trong tòa nhà.

Nghề quản lý tòa nhà có tầm quan trọng như thế nào trong quản lý vận hành?

+ Phân bổ chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài

Bên cạnh chi phí vận hành tòa nhà được phân bổ trả cho nhân sự, chủ đầu tư và đơn vị vận hành tòa nhà cũng cần tính toán tới các khoản chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài phục vụ vận hành trong tòa nhà. Đây là các khoản chi phí cần chi trả cho các dịch vụ chiếu sáng công cộng, nước tưới cây, rửa đường hay vệ sinh khu vực công cộng, diệt côn trùng, chăm sóc cảnh quan sân vườn, phòng cháy chữa cháy, bảo hiểm cùng chi phí kiểm định các hệ thống trong tòa nhà.

+ Chi phí vật tư tiêu hao trong tòa nhà

Một khoản chi phí vận hành tòa nhà khác mà ban quản lý tòa nhà cần phải tính toán cẩn thận nữa là chi phí cho các vật tư tiêu hao được sử dụng trong tòa nhà. Đây là khoản chi phí dùng để sửa chữa hay thay thế các thiết bị kỹ thuật hư hao, chi phí cho vật tư hóa chất vệ sinh, hóa chất phục vụ cho hệ thống bể bơi, xử lý nước thải,… được dùng trong quá trình vận hành tòa nhà.

5 điểm khác biệt giữa phí dịch vụ chung cư và phí bảo trì chung cư bạn cần biết

+ Phân bổ chi phí năng lượng trong tòa nhà

Những chi phí cho năng lượng để hoạt động trong tòa nhà cũng là khoản chi phí cần ban quản lý phải cân đối. Các khoản chi phí cho điện năng, nhiệt năng dùng trong vận hành tòa nhà hàng năm được xem là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phần chi phí vận hành tòa nhà mà ban quản lý nên cân nhắc và phân bổ cẩn thận.

Bởi vậy khi quản lý vận hành, ban quản lý cũng cần tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tòa nhà để tối ưu hóa và tiết kiệm chi phí năng lược tối đa nhất. Điều này đòi hỏi ban quản lý cần thường xuyên kiểm tra và bảo hành bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà, giảm thiểu tình trạng thiết bị xuống cấp dẫn tới tiêu hao năng lượng lãng phí trong quá trình sử dụng.

Làm sao để quản lý chi phí vận hành tòa nhà tiết kiệm?

Để quản lý chi phí vận hành tòa nhà tiết kiệm, công ty quản lý vận hành tòa nhà cần phải tối ưu hóa bộ máy quản vận hành tòa nhà chặt chẽ và ưu việt nhất. Trong đó có một số chú ý mà ban quản lý cần ghi nhớ như:

+ Chú trọng nâng cấp cơ sở vật chất, hệ thống kỹ thuật tòa nhà để tối ưu chi phí năng lượng sử dụng trong tòa nhà, giảm thiểu áp lực lên chi phí vận hành tòa nhà. Đồng thời, việc nâng cấp cơ sở vật chất còn nâng cao chất lượng tòa nhà và tăng uy tín thương hiệu tòa nhà tốt nhất.

Làm thế nào để tiết kiệm điện khi quản lý năng lượng trong tòa nhà?

+ Quản lý chặt chẽ nhu cầu sử dụng năng lượng của cư dân cùng khách hàng trong tòa nhà, từ đó tối ưu sử dụng năng lượng tòa nhà và góp phần giảm thiểu chi phí vận hành chung trong tòa nhà.

+ Sử dụng hệ thống tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh công suất hoạt động của hệ thống kỹ thuật sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế, xây dựng kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tòa nhà hợp lý.

+ Ứng dụng công nghệ vào quản lý vận hành, thắt chặt kiểm soát chi phí vận hành tòa nhà chặt chẽ, minh bạch và hiệu quả hơn.

Hiện nay, để quản lý chi phí vận hành tòa nhà tiết kiệm và chặt chẽ, hầu hết các chủ đầu tư cùng đơn vị quản lý vận hành hiện nay đã lựa chọn sử dụng các giải pháp phần mềm quản lý tòa nhà như Building Care để tăng cường quản lý chi phí vận hành tòa nhà, tối ưu được chi phí vận hành và đảm bảo lợi nhuận cho dự án tòa nhà.

Read more…

Phân biệt ban quản trị và ban quản lý nhà chung cư

Hai thuật ngữ Ban Quản lý và Ban Quản trị tòa nhà chung cư tuy khá phổ biến trong lĩnh vực Quản lý Bất động sản, nhưng không phải lúc nào cũng được sử dụng đúng. Đây là hai đơn vị độc lập và có chức năng khác nhau. Việc phân biệt Ban Quản lý và Ban Quản trị sẽ giúp cư dân hiểu đúng vai trò, trách nhiệm của từng bên và tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014: “Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu Riêng, phần sở hữu Chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở hoặc sử dụng hỗn hợp (để ở và kinh doanh).” 

Tham khảo:>> Không đóng phí quản lý, vận hành chung cư bị xử lý thế nào?

Nhà chung cư được quản lý bởi Ban Quản trị và Ban Quản lý, hướng tới việc đảm bảo công tác vận hành hiệu quả, minh bạch và mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Tuy hai đơn vị này hoạt động độc lập và có chức năng khác nhau, nhưng không phải cư dân/khách thuê nào cũng có thể phân biệt và hiểu rõ phạm vi công việc của từng bên.

1. Ban Quản lý nhà chung cư

Ban Quản lý nhà chung cư là đơn vị được Chủ Đầu tư/Ban Quản trị đánh giá, lựa chọn và ký hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vận hành cho nhà chung cư đó.  

Theo Luật Nhà ở 2014, các dự án có trên 20 căn hộ bắt buộc phải có đơn vị quản lý, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Các thành viên trong Ban Quản lý cần có chuyên môn đa lĩnh vực như quản lý nhân sự, quản lý kỹ thuật, quản lý an ninh hay quản lý vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cho cư dân/khách thuê. Một Ban Quản lý thường sẽ bao gồm các vị trí quan trọng như Giám đốc (Property Manager/PM), Trợ lý Giám đốc (Assitant to Property Manager/APM)) và Kỹ sư trưởng (Chief Engineer/CE). 

Quyền và trách nhiệm của Ban Quản lý nhà chung cư được quy định tại điều 42, VB hợp nhất 05/VBHN-BXD, ngày 7/9/2021, cụ thể: 

  • Thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành đã ký với Ban quản trị nhà chung cư hoặc người đại diện quản lý nhà chung cư (đối với nhà chung cư không phải thành lập Ban quản trị); thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo hợp đồng bảo trì nếu có năng lực bảo trì. 
  • Ký kết hợp đồng phụ với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc quản lý vận hành nhà chung cư (nếu có); giám sát việc cung cấp các dịch vụ của các đơn vị này. 
  • Thông báo bằng văn bản về việc thu, nộp các khoản kinh phí có liên quan; thông báo các yêu cầu, nội dung cần chú ý cho người sử dụng nhà chung cư trong trường hợp xảy ra các tình huống đột xuất như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn; hướng dẫn việc lắp đặt các thiết bị trong phần sở hữu riêng của chủ sở hữu. 
  • Thu kinh phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư theo thỏa thuận với các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư; thu, chi trả thù lao cho các thành viên Ban quản trị nhà chung cư theo quyết định của hội nghị nhà chung cư. 
  • Định kỳ 06 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo công khai về công tác quản lý vận hành nhà chung cư với Ban quản trị nhà chung cư; báo cáo tình hình quản lý vận hành tại hội nghị nhà chung cư; lấy ý kiến góp ý của người sử dụng về việc cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư. 
  • Phối hợp với Ban quản trị nhà chung cư để giải quyết các vấn đề khác có liên quan trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư. 
  • Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. 

Bên cạnh đó, đối với các vấn đề mà Ban Quản lý không có thẩm quyền giải quyết, lúc này Ban Quản lý sẽ đóng vai trò hỗ trợ hướng dẫn Cư dân theo hướng giải quyết phù hợp. Điều này không chỉ giúp Cư dân xử lý vấn đề nhanh chóng, mà còn góp phần làm rõ vai trò và quyền hạn của Ban Quản lý hơn với cộng đồng tại dự án. 

2. Ban Quản trị nhà chung cư 

Theo Luật Nhà ở 2014, Ban Quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu được tổ chức theo mô hình tự quản; Ban Quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được tổ chức và hoạt động theo mô hình Hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoặc mô hình Ban chủ nhiệm của hợp tác xã, có tư cách pháp nhân, có con dấu và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định trong luật. 

Ban Quản trị nhà chung cư có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm và được bầu lại tại Hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ, trừ trường hợp họp Hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban Quản trị. Ban Quản trị nhà chung cư có kinh phí hoạt động do chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp hàng năm trên cơ sở quyết định của Hội nghị nhà chung cư. Kinh phí này được ghi rõ trong quy chế hoạt động của Ban Quản trị và được quản lý thông qua một tài khoản hoạt động của Ban Quản trị. Ban Quản trị nhà chung cư phải sử dụng kinh phí hoạt động đúng mục đích, không được dùng để kinh doanh và phải báo cáo việc thu, chi tại cuộc họp Hội nghị nhà chung cư thường niên. 

Thông thường, một Ban Quản trị tòa nhà sẽ có 3 –5 người, đại diện cho các bên liên quan như đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện Chủ đầu tư (nếu có), các thành viên khác tùy vào Hội nghị cụm nhà chung cư quyết định. Ban Quản trị cũng có thể bao gồm cả người sử dụng (nếu người đó tham gia Hội nghị nhà chung cư). Đối với với các mô hình cụm chung cư, số lượng thành viên trong Ban Quản trị có thể lên đến 6 – 25 người, chia thành trưởng ban, phó ban và thành viên. Trong Hội nghị chung cư lần thứ nhất, cần phải có ít nhất 70% số hộ dân cư tham dự mới đủ điều kiện bầu Ban Quản trị. Lần thứ hai thì cần trên 50% số hộ để bãi nhiệm, bầu mới và bổ sung thành viên. 

Một trong những trách nhiệm lớn nhất của Ban Quản trị là tổ chức Hội nghị nhà chung cư, cuộc họp của chủ sở hữu và người sử dụng tòa nhà chung cư. Trong đó, Hội nghị lần thứ nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định các nội dung liên quan mật thiết tới quá trình vận hành sau này, cụ thể theo các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD sau đây: 

  • Quy chế họp Hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường). 
  • Quy chế bầu Ban Quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban Quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban Quản trị); kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban Quản trị. 
  • Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có). 
  • Các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này; đối với giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì Hội nghị nhà chung cư quyết định trên cơ sở quy định của Quy chế này và thỏa thuận với đơn vị quản lý vận hành.  
  • Các khoản kinh phí mà chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng góp trong quá trình sử dụng nhà chung cư. 
  • Các nội dung khác có liên quan. 

Hội nghị nhà chung cư cần được tổ chức bài bản và chuyên nghiệp nhằm thống nhất triệt để các nội dung, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên và công tác vận hành ổn định. Với các Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư có thể gặp một số khó khăn nhất định ở khâu tổ chức hay thủ tục pháp lý.

Ngoài ra, Ban Quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu có các quyền, trách nhiệm quy định tại Luật Nhà ở và các quyền, trách nhiệm sau đây: 

  • Nhận bàn giao, lưu trữ, quản lý hồ sơ nhà chung cư; cung cấp một bộ hồ sơ đã nhận bàn giao từ chủ đầu tư cho đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp nhà chung cư phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Quy chế này, trừ trường hợp đơn vị quản lý vận hành là chủ đầu tư. 
  • Chuẩn bị các nội dung và tổ chức họp hội nghị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; thông báo công khai nội dung hợp đồng quản lý vận hành và hợp đồng bảo trì đã ký kết tại hội nghị nhà chung cư. 
  • Báo cáo kết quả hoạt động, thu, chi tài chính của Ban Quản trị, kết quả công việc bảo trì và việc thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để hội nghị nhà chung cư kiểm tra, giám sát, thông qua theo quy định của Quy chế này. 
  • Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư. 
  • Chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu nhà chung cư về nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban Quản trị. 
  • Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp hội nghị nhà chung cư, công nhận Ban Quản trị nhà chung cư theo quy định của Quy chế này; tổ chức họp hội nghị nhà chung cư để quyết định thay thế đơn vị quản lý vận hành trong trường hợp đơn vị đang quản lý vận hành không còn đủ điều kiện quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định của Quy chế này. 
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư, không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định. 
  • Bàn giao lại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ đang quản lý cho Ban Quản trị mới sau khi được công nhận. 
  • Thành viên Ban Quản trị nếu có hành vi vi phạm Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của Quy chế này, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. 
  • Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 
  • Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác quy định trong quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban Quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy định tại Quy chế này. 

Ngoài ra, quyền và trách nhiệm của Ban Quản trị nhà chung cư có một chủ sở hữu cũng tương tự như quyền và trách nhiệm của Ban Quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, trừ các quyền và trách nhiệm sau đây: 

  • Báo cáo kết quả hoạt động, thu, chi tài chính của Ban Quản trị, kết quả công việc bảo trì và việc thu, chi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để hội nghị nhà chung cư kiểm tra, giám sát, thông qua theo quy định của Quy chế này. 
  • Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này; không được kích động người khác gây mất trật tự, an ninh tại khu vực nhà chung cư. 

Tóm lại, Ban Quản lý là đội ngũ điều hành và quản lý trực tiếp mọi hoạt động của nhà chung cư, và Ban Quản trị là đơn vị đại diện cho Chủ đầu tư/Cư dân đảm nhiệm nghĩa vụ quản lý, sử dụng tòa nhà tuân theo quy định pháp luật.  

Đối với Ban Quản lý, Chủ đầu tư hoặc Ban Quản trị sẽ cần lựa chọn đội ngũ có chuyên môn và năng lực phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và hiệu quả công tác vận hành.

Tham khảo:>> phần mềm chung cư

Tham khảo:>> mẫu báo cáo quản lý vận hành nhà chung cư

Read more…