Asahi Japan kiến tạo dịch vụ quản lý vận hành bất động sản theo chuẩn Nhật

 Mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam hơn 3 năm nhưng Công ty Cổ phần Dịch vụ Quản lý tài sản và Đầu tư Asahi Japan (Asahi Japan) đã tạo nhiều dấu trong mô hình quản lý vận hành bất động sản chuẩn Nhật.

Để làm được điều đó, đơn vị này cho biết luôn chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng khéo léo triết lý Omotenashi và công nghệ vào quản lý vận hành tòa nhà, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ theo thời gian.

Omotenashi - văn hóa dịch vụ chuẩn Nhật

Triết lý Omotenashi "Tận tâm - chân thành - chuyên nghiệp" được biết đến là văn hóa dịch vụ phổ biến tại các doanh nghiệp Nhật Bản. Đến nay, văn hóa này đã được lan rộng và trở thành tiêu chuẩn dịch vụ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Asahi Japan kiến tạo dịch vụ quản lý vận hành bất động sản theo chuẩn Nhật - 1
Văn hóa cúi chào Ojiri mỗi buổi sáng tại các dự án quản lý vận hành của Asahi Japan.

Là một công ty liên doanh Việt - Nhật, Asahi Japan kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa Omotenashi của xứ sở mặt trời mọc vào dịch vụ quản lý vận hành bất động sản tại thị trường Việt Nam. Theo đó, trải nghiệm văn hóa Omotenashi được truyền tải ngay khi cư dân bước vào sảnh đón với văn hóa cúi chào Ojiri trước khi bắt đầu một ca làm việc buổi sáng.

Không chỉ có vậy, cư dân hay các khách hàng ghé thăm tòa nhà cũng sẽ cảm thấy thư giãn khi được đón tiếp trang trọng như tại khách sạn với không gian sạch sẽ, hương thơm dịu nhẹ, khu vực ngồi chờ, bảng thông báo… đều được lưu tâm, bày trí gọn gàng.

Sự ân cần, tinh tế trong từng dịch vụ còn thể hiện ở chi tiết thành viên ban quản lý mở cửa ra vào sảnh giúp cư dân, gấp áo mưa, khuân vác đồ, mở cửa xe, che ô trời nắng, trời mưa với nụ cười thân thiện và thái độ hiếu khách. Những chuẩn mực ứng xử, tác phong dịch vụ chuẩn Nhật này đã giúp Asahi Japan ghi điểm với cư dân ở các dự án đang quản lý vận hành.

Đào tạo nguồn nhân lực - nền tảng tạo nên dịch vụ hoàn hảo

Asahi Japan tâm niệm "Con người là cốt lõi của dịch vụ" vì thế quy trình đào tạo nguồn nhân lực rất được chú trọng. Theo đó, hệ thống dịch vụ phải đảm bảo được các giá trị "Con người - trung thực, minh bạch - chuyên nghiệp - Omotenashi".

Yếu tố "con người" trong dịch vụ không chỉ thể hiện ở việc lấy khách hàng làm trọng tâm, mà Asahi Japan còn xác định nguồn nhân lực chính là nền móng cho sự phát triển công ty. Bởi vậy, việc đào tạo cán bộ nhân viên luôn được đẩy mạnh để đảm bảo thực hiện vai trò quản lý vận hành chuyên nghiệp, thái độ chính trực và phục vụ tận tâm tới khách hàng.

Asahi Japan kiến tạo dịch vụ quản lý vận hành bất động sản theo chuẩn Nhật - 2
Nguồn nhân lực là sức mạnh của doanh nghiệp.

Với đội ngũ chuyên gia đào tạo giàu kinh nghiệm, Asahi Japan thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện kỹ năng, văn hóa dịch vụ và tôn chỉ hoạt động để các cán bộ nhân viên luôn trong tâm thế sẵn sàng phục vụ một cách tốt nhất. Tất cả các bộ phận đều được đào tạo về văn hóa 5S - sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng để đảm bảo một môi trường làm việc chuyên nghiệp, ngăn nắp.

Trong công tác đào tạo quy trình quản lý vận hành, hai yếu tố tốc độ và hiệu quả cũng được Asahi Japan nêu cao. Theo đó,15 phút là thời gian tối đa cho việc giải đáp thắc mắc và xử lý các yêu cầu, sự cố từ khách hàng, cư dân. Đây là điểm nhấn đặc biệt trong việc đào tạo văn hóa và quy trình quản lý vận hành chuẩn Nhật tạo nên những nhân sự có tác phong nhanh nhẹn và hiệu quả của Asahi Japan.

Ứng dụng công nghệ nâng tầm dịch vụ khách hàng

Một điểm nổi bật trong quản lý vận hành của Asahi Japan đó là hệ thống Quản lý - Quản gia tất cả trong một thông qua ứng dụng quản lý chung cư Asahi Care. Tại đây, cư dân dễ dàng tương tác với Ban quản lý tòa nhà, cập nhật các tin tức hữu ích và thuận tiện thanh toán các khoản phí dịch vụ, theo dõi hóa đơn trực tuyến. Các tiện ích mở rộng khác như tìm giúp việc, đi chợ, giặt là, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện nước… cũng giúp thuận tiện sử dụng và tiết kiệm thời gian cho cư dân.

Đặc biệt, sắp tới tính năng đánh giá dịch vụ của ban quản lý dành cho cư dân cũng sẽ được cập nhật trên ứng dụng Asahi Care. Như vậy, thông qua trải nghiệm thực tế của khách hàng, Asahi Japan sẽ dễ dàng kiểm soát, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ mỗi ngày.

Trong kỷ nguyên số không ngừng phát triển như hiện nay, việc ứng dụng nhanh chóng công nghệ vào quản lý vận hành giúp Asahi Japan tối ưu được nguồn lực, minh bạch chi phí và tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Read more…

Sai phạm về quản lý chung cư, Hoàng Anh Mê Kông bị phạt 400 triệu đồng

 

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông bị xử phạt hành chính do bàn giao không đầy đủ và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì không đúng quy định tại chung cư Tây Nguyên Plaza ở Cần Thơ.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông (có trụ sở tại TP.HCM), chủ đầu tư chung cư Tây Nguyên Plaza do ông Nguyễn Thế Quảng làm Tổng giám đốc.

Từ khi hoàn thành công trình, đưa chung cư vào sử dụng năm 2011 đến ngày 30/6/2021, chủ đầu tư đã có các vi phạm, gồm bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định.

Công ty Hoàng Anh Mê Kông bị xử phạt tổng số tiền 400 triệu đồng về hai hành vi nêu trên, đồng thời phải bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì chung cư theo quy định cho Ban Quản trị chung cư Tây Nguyên Plaza.

Chung cư Tây Nguyên Plaza


Công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và báo cáo kết quả đến Sở Xây dựng.

Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư đã chuyển nhượng 187/216 căn, còn lại 29 căn đã ký kết các hợp đồng mua bán căn hộ dự án, nhưng chưa chuyển nhượng (đã bàn giao vào ở 15/29 căn).

Kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng, chủ đầu tư đã không lập tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại của nhà chung cư đối với kinh phí bảo trì để quản lý và bàn giao tài khoản đó cho Ban quản trị.

Theo quy định, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông có trách nhiệm thu và nộp các khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, tương đương 2% tiền bán và mở tài khoản riêng gửi vào ngân hàng thương mại và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã quản lý, sử dụng kinh phí này không đúng quy định.

Cụ thể, chủ đầu tư không lập tài khoản tiền gửi đối với phần kinh phí bảo trì tại ngân hàng thương mại để quản lý kinh phí bảo trì theo quy định với số tiền là hơn 3 tỷ đồng. Sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chưa đúng theo quy định là hơn 1,1 tỷ đồng.

Theo kết luận thanh tra, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông phải thực hiện ngay việc lập tài khoản riêng theo quy định để chuyển số tiền kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đã thu là hơn 2,7 tỷ đồng. Số tiền này bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đã thu và 8 căn hộ đã bàn giao nhưng chưa thu kinh phí bảo trì và 2 căn penhouse đã chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, phải thông báo cho người mua của 14 căn hộ mà chủ đầu tư chưa bàn giao để nộp tiền vào tài khoản này với tổng giá trị gần 248 triệu đồng và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư theo quy định.


Read more…

Xây dựng thành phố thông minh không rào cản cho người khuyết tật

Việc xây dựng thành phố thông minh không chỉ là công nghệ, trí thông minh mà cần có một thái độ, cam kết phục vụ con người, cộng đồng phải đảm bảo bình đẳng, trong đó có người khuyết tật.

Ngày 29/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững phối hợp với Cục Phát triển thị trường khoa học và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến, có chủ đề " Thành phố thông minh không rào cản cho người khuyết tật-Vì một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau.”

Tham khảo:>> Những thông tin về công nghệ Zigbee từ A - Z bạn cần biết

Sự kiện trong khuôn khổ hoạt động của Làng Thách thức và Sáng tạo Xã hội thuộc Techfest 2022; hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo Thế giới 2022.

Đây là dịp để các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các cơ quan chức năng trao đổi và thảo luận về những định hướng trong tương lai, hướng tới việc tạo ra một môi trường thân thiện dành cho người khuyết tật tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học-công nghệ nhấn mạnh: Sự phát triển của khoa học, công nghệ giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tiện lợi và dễ dàng hơn, đem đến lợi ích to lớn; tuy nhiên cũng đem đến bất bình đẳng trong xã hội, nhất là những người yếu thế, người già, người khuyết tật càng có nguy cơ bị bỏ lại phía sau do không được trang bị kiến thức cũng như thiết bị để theo kịp công nghệ mới.

Việt Nam đang phải đối mặt nhiều vấn đề lớn, đặc biệt là thời kỳ hậu COVID-19, các nhóm yếu thế là đối tượng cần được chú trọng và quan tâm hỗ trợ. 

"Do vậy, nguy cơ cũng là cơ hội để mọi người cùng nỗ lực hơn nữa đưa ra các sáng kiến, lan tỏa ngày càng sâu rộng các mô hình trợ giúp cho đối tượng này; đồng thời cũng cần tích hợp nhiều giải pháp thông minh, nhất là ở nơi công cộng để giúp người khuyết tật được tiếp cận mọi hoạt động xã hội, những dịch vụ, công nghệ mới, qua đó làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn,” ông Phạm Hồng Quất chia sẻ.

Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững cho biết, theo thống kê, Việt Nam hiện có hơn 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7% dân số. Tuy nhiên, rất ít khi thấy họ đi lại, mua sắm ở các siêu thị, đến nhà hát hay các khu vui chơi giải trí cộng đồng...

Do vậy, việc xây dựng thành phố thông minh trên cơ sở đổi mới sáng tạo không chỉ là công nghệ, trí thông minh mà cần có một thái độ, cam kết phục vụ con người, cộng đồng phải đảm bảo bình đẳng, không rào cản cho tất cả mọi người, trong đó có người khuyết tật.

Tham khảo":>>  Smart City là gì? Tổng quan về thành phố thông minh Smart City

Xay dung thanh pho thong minh khong rao can cho nguoi khuyet tat hinh anh 2Các đại biểu cùng người khuyết tật tham quan khu trải nghiệm bảng chữ nổi và camera thông minh cho người khiếm thị. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Theo bà Linh, trong 17 mục tiêu phát triển bền vững, có mục tiêu số 11 là xây dựng các đô thị và khu dân cư rộng mở, an toàn, vững chắc và bền vững.

Mô hình Shinhan Square Bridge Việt Nam được xây dựng và triển khai dựa trên cách tiếp cận thúc đẩy môi trường thực nghiệm (www.livinglabvietnam.org) tạo cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo tại cộng đồng người dùng thực tế.

“Cách tiếp cận này cũng có thể sử dụng trong cách tiếp cận thành phố thông minh - nơi đặt các nhu cầu con người, đặc biệt nhóm yếu thế: trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật... mà thành phố thông minh không nên bỏ qua,” bà Linh chia sẻ.

Kinh nghiệm nhiều năm làm việc và hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập, ông Nguyễn Văn Cử, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển cho rằng, nhờ có chuyển đổi số nên người khuyết tật đã giảm bớt rào cản trong việc học tập và nâng cao kiến thức, thậm chí tìm hiểu thông tin của những trường học nghề thông qua điện thoại thông minh.

Để không bị bỏ lại phía sau, ngoài trợ giúp từ Chính phủ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, người khuyết tật cũng phải tự nâng cao kiến thức của bản thân để theo kịp sự phát triển của công nghệ; tăng cường tham gia vào sự phát triển của xã hội để đóng góp một phần công sức vào nền kinh tế của địa phương...

Cũng tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ quá trình phát triển thành phố bền vững. Thành phố đã phê duyệt, triển khai đề án xây dựng Thành Phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh đến năm 2025. Theo đó mở rộng và bổ sung các giải pháp công nghệ hướng tới phục vụ các nhóm yếu thế, đặc biệt là người khuyết tật, tạo điều kiện để họ có thể tham gia tối đa vào các khía cạnh trong hoạt động kinh tế-xã hội...

Các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận về giải pháp tương lai Shinhan - khi công nghệ được ứng dụng hỗ trợ nhóm yếu thế; giải pháp kiến tạo thành phố không rào cản cho người khuyết tật; đồng thời tham quan triển lãm, trải nghiệm hệ thống ứng dụng hỗ trợ người khuyết tật; tổng quan dự án Shinhan Square Bridge Việt Nam; nền tảng thành phố thông minh giúp giải quyết các vấn đề về di chuyển cho người khuyết tật-sản phẩm và dịch vụ dành cho người khiếm thị.../.

Thanh Vũ (TTXVN/Vietnam+)
Read more…

Loạt chủ đầu tư bị "tuýt còi" do sai phạm phí bảo trì chung cư

Bộ Xây dựng đã ban hành 18 kết luận thanh tra đối với 18 chủ đầu tư, trong đó 12/18 chủ đầu tư bị buộc phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định, quyết toán tổng số kinh phí bảo trì gần 345 tỷ đồng, buộc 5/18 chủ đầu tư trả lại 2.080 m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân (giá trị khoảng 62 tỷ đồng).

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Bình liên quan đến vấn đề quản lý vận hành chung cư.


Theo đó, cử tri đề nghị nghiên cứu trình sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Xây dựng liên quan đến các quy định về quản lý nhà chung cư, vì số chung cư trên địa bàn các khu đô thị lớn, phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa chủ đầu tư, ban quản trị và người dân.

Trả lời cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư nêu trên đã tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý điều chỉnh hầu hết các hoạt động có liên quan đến quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư như: quy định về bàn giao hồ sơ nhà chung cư; tổ chức Hội nghị nhà chung cư; thành lập và công nhận Ban quản trị; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư; chỗ để xe trong nhà chung cư, quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư; trách nhiệm của chính quyền... 

Trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Chỉ thị số 02 về việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư đồng thời đã tiến hành thanh tra đối với nhiều chủ đầu tư, Ban quản trị tại một số địa phương. 

Bộ Xây dựng đã ban hành 18 kết luận thanh tra đối với 18 chủ đầu tư và 17 Ban quản trị tại 24 nhà chung cư/cụm nhà chung cư, đã buộc 12/18 chủ đầu tư phải gửi vào tài khoản kinh phí bảo trì theo quy định và quyết toán để chuyển ngay cho Ban quản trị nhà chung cư với tổng số kinh phí bảo trì gần 345 tỷ đồng, buộc 5/18 chủ đầu tư trả lại 2.080 m2 diện tích lấn chiếm về cho cư dân (có giá trị khoảng 62 tỷ đồng).

Đồng thời, Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 8/18 chủ đầu tư, tổng số tiền là 1,03 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Bộ Xây dựng tiếp tục ban hành kế hoạch thanh tra số 1258/QĐ-BXD, trong đó sẽ thực hiện thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư trên địa bàn 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu và Long An.

Bộ khẳng định khi phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng nhà chung cư.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết thêm, thời điểm hiện tại, Bộ Xây dựng đã thực hiện đánh giá, tổng kết việc thi hành các quy định của Luật Nhà ở 2014 trong đó có việc thực hiện các quy định liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư và đã có tờ trình gửi Chính phủ về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi). 

Tham khảo:>> hội nghị nhà chung cư

Hiện nay, Bộ Xây dựng cùng với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục thực hiện các bước theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để báo cáo trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết đưa dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2022 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5 năm 2022) của Quốc hội khóa XV. 

Phong Linh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Read more…

Một năm ''làm mưa làm gió" của bà Nguyễn Phương Hằng trên sóng livestream

Gần 1 năm kể từ vụ kiện ông Võ Hoàng Yên, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) thường xuyên livestream tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức nhưng chưa có tố cáo nào được chứng thực.

Từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Nguyễn Phương Hằng là nhân vật "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội. Thông qua trang cá nhân, bà thường xuyên livestream chia sẻ về nhiều vấn đề, tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức.

Vụ kiện với ông Võ Hoàng Yên

Đầu tháng 3/2021, bà Nguyễn Phương Hằng đã gửi đơn đến cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tố giác ông Võ Hoàng Yên cùng đồng phạm có hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, khi biết ông Yên đang cần tiền để xây dựng, sửa chữa chùa và làm từ thiện nên bà Hằng đã tự nguyện đưa cho ông Yên hơn 183 tỷ đồng. Trong đó có 60 tỷ đồng tiền mặt, đưa không có giấy tờ và người chứng kiến.

Khi Công an TP.HCM vẫn đang tiến hành điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng lại livestream trên mạng xã hội tố cáo ông Yên.



Bà Nguyễn Phương Hằng khi nghe đọc lệnh bắt. Ảnh: Bộ Công an

Vào ngày 17/10, bà Hằng đã có buổi làm việc với ông Yên và các luật sư. Sau đó, nữ CEO Đại Nam đã chia sẻ thông tin rằng "tôi bị Võ Hoàng Yên và các luật sư tấn công tại Công an TP.HCM".

Bên cạnh đó, bà Hằng cũng khẳng định mình bị một luật sư đứng lên "tiến tới sỉ vào mặt" bà. Tuy nhiên, phía công an TP.HCM đã phủ nhận thông tin này. Cụ thể, cơ quan điều tra cho biết đã đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, không có việc xô xát hành hung giữa ông Võ Hoàng Yên và các luật sư với bà Nguyễn Phương Hằng .

Một năm làm mưa làm gió của bà Nguyễn Phương Hằng trên sóng livestream - Ảnh 2.

Ông Võ Hoàng Yên

Vào ngày 10/1/2022, về vụ án ông Võ Hoàng Yên, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự do không có căn cứ xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự. Đồng thời, Viện KSND TP.HCM đã có kết luận quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan CSĐT Công an TP.HCM là có căn cứ, đúng pháp luật.

Nhiều đơn tố cáo được gửi về

Trong suốt 1 năm qua, ồn ào giữa bà Nguyễn Phương Hằng và nhiều nghệ sĩ đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Cụ thể, sau thời gian livestream "tố" các cá nhân "ăn chặn" tiền từ thiện, đồng thời bóc tách những vấn đề đời tư, chia sẻ những thông tin chưa kiểm chứng, bà Nguyễn Phương Hằng đã bị nhiều người gửi đơn kiện.

Cụ thể, vào tháng 6/2021, ca sĩ Vy Oanh đã gửi đơn đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM và Cơ quan CSĐT của Bộ Công An. Theo Vy Oanh, trong các buổi livestream, bà Hằng đã vu khống cô "cặp đại gia", đẻ thuê.

Một năm làm mưa làm gió của bà Nguyễn Phương Hằng trên sóng livestream - Ảnh 3.

Vợ chồng Công Vinh - Thủy Tiên

Ngày 1/9/2021, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã nhận được đơn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng hành vi vu khống, làm nhục người khác. Đồng thời, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh cũng đã hoàn thiện 3 bộ hồ sơ tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng trong tháng 9/2021. Theo đó, bà Hằng bị tố cáo hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Thủy Tiên và gia đình.

Đối với nghệ sĩ Hoài Linh, anh cũng đã gửi đơn khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng đã dựng chuyện vu khống anh "ăn chặn" khoản tiền quyên góp từ thiện hơn 13 tỉ đồng trong tài khoản hơn 6 tháng và chi hàng trăm triệu vào việc riêng. Bên cạnh đó, những nhân vật như nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển... cũng đã gửi đơn đến cơ quan chức năng với lí do tương tự.

Như vậy, trong vòng 1 năm, có hàng chục đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đã được gửi về cơ quan chức năng.

Tổ chức những buổi "gặp gỡ" gây xôn xao dư luận

Vào tháng 11/2021, sau nhiều lần livestream chia sẻ câu chuyện Tịnh thất Bồng Lai (Thiền am bên bờ vũ trụ), bà Nguyễn Phương Hằng đã thông báo trên trang cá nhân mình sẽ đến "thăm" ông Lê Tùng Vân.

Ngày 4/11, bà Nguyễn Phương Hằng đã dùng ô tô cá nhân để đi đến cơ sở này, thu hút hàng nghìn người dân hiếu kì đến xem. Tuy nhiên, những người trong Tịnh thất Bồng Lai không ra tiếp đón mà đóng kín cửa. Vào thời điểm đó, lực lượng chức năng đã có mặt để ra sức giải tán đám đông, đảm bảo an ninh, trật tự cho địa phương.

Bên cạnh đó, vào tối ngày 2/3, bà Nguyễn Phương Hằng từng đến nhà của nhà báo Hàn Ni. Sự việc này đã khiến hàng trăm YouTuber, người dân hiếu kì đến xem.

Nhà báo Hàn Ni chia sẻ trên PLO: "Bà Hằng đã đến nhà tôi, tụ tập đông người, đến khi Công an phường mời về làm việc thì đám đông mới giải tán. Không chỉ bà Hằng đến nhà mà bà còn lôi kéo những người tự xưng là "phe chính nghĩa" ủng hộ bà thường xuyên có mặt trước nhà tôi từ rất sớm đến tối muộn".

Một năm làm mưa làm gió của bà Nguyễn Phương Hằng trên sóng livestream - Ảnh 4.

Nhà báo Hàn Ni.

Ngày 24/3, Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo Công an TP.HCM, bà Phương Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội và internet để tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư người khác, trong đó sử dụng ngôn từ mang tính chất nhục mạ danh dự, nhân phẩm của người khác.

Read more…

Cả ngàn hộ dân chung cư bị cúp nước do… ban quản lý nợ tiền

Những ngày qua, cả ngàn hộ dân tại chung cư Phú Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) phải sống trong cảnh mất nước sinh hoạt, làm đảo lộn cuộc sống. Theo người dân, tình trạng này xảy ra vì ban quản lý đã không đóng tiền nước trong thời gian dài.

Dù trời đang nắng nóng nhưng người dân tại chung cư Phú Thạnh phải đi mua từng bình nước lọc để sử dụng tạm - Ảnh: CHÂU TUẤN
Dù trời đang nắng nóng nhưng người dân tại chung cư Phú Thạnh phải đi mua từng bình nước lọc để sử dụng tạm – Ảnh: CHÂU TUẤN

Từ chiều 27-12, toàn bộ 1.000 hộ dân sinh sống tại chung cư Phú Thạnh (P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) kêu trời vì bị cúp nước, nhiều người phải đi mua nước lọc để sinh hoạt.

Sự việc diễn ra đỉnh điểm vào trưa 28-12, khi một số người dân bức xúc tìm đến văn phòng ban quản lý tòa nhà chung cư để được giải quyết về vấn đề này nhưng không tìm được “người chịu trách nhiệm”.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, mặc dù trời đang nắng nóng nhưng nhiều cư dân phải xách xô, chậu, bình nước lọc… từ sảnh lên các tầng chung cư để có nước dùng tạm.

Ông N.T.H. (ở block D, chung cư Phú Thạnh) cho biết: “Nước đã cúp 2 ngày nay, mọi việc sinh hoạt, tắm rửa đều phải mua nước lọc để sử dụng tạm. Thời tiết nắng nóng lại trong thời gian dịch bệnh nhưng người dân vẫn phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm nước.

Chúng tôi liên hệ với ban quản lý chung cư thì được trả lời do một số hộ dân không đóng tiền nên cúp toàn bộ nước của chung cư. Vì quá bức xúc nên người dân đã xuống văn phòng để làm cho ra lẽ nhưng những người trong ban quản lý không có, thay vào đó là một số người lạ mặt.

Khi chúng tôi liên hệ với phía công ty cấp nước thì phát hiện ban quản lý chung cư đã thu tiền nước của dân nhưng không chịu đóng. Số tiền nợ hiện tại lên đến hơn 1,4 tỉ đồng”.

Các thùng nước lọc được chất đầy sảnh để người dân sử dụng tạm – Ảnh: CHÂU TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Trung Thành – phó giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa – cho biết ban quản lý chung cư Phú Thạnh đã thiếu nợ tiền nước gần 1,5 tỉ đồng, nhiều kỳ từ năm 2019 đến giờ.

“Phía cấp nước Tân Hòa đã dùng mọi cách, mọi kiểu nhưng họ không có tinh thần hợp tác, ban quản lý cũ – mới đùn đẩy cho nhau. Mặc dù đã thu tiền của người dân rồi nhưng lại không thanh toán cho đơn vị cấp nước, đưa đơn vị vào thế vô cùng khó khăn.

Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể về mặt quy định, thậm chí là mời ban quản lý chung cư lên để tìm cách giải quyết nhưng họ chỉ hứa, cam kết, về không có động thái giải quyết cụ thể.

Trước khi cúp nước, công ty chúng tôi đã có thông báo cho cư dân, chính quyền địa phương, ban quản trị… nhưng vẫn không có biểu hiện xử lý cho tới khi buộc phải tạm khóa nước. Hiện họ đã thanh toán một số tiền nhưng vẫn còn nợ lại số tiền khá lớn.

Tạm thời theo yêu cầu của chính quyền địa phương, chúng tôi mở lại nước cho người dân sử dụng”, ông Thành nói.

Trong ngày 29-12, Công ty cổ phần Cấp nước Tân Hòa sẽ xuống địa phương để họp, xử lý dứt điểm, đưa ra biện pháp căn cơ chứ không để tình trạng này diễn ra tiếp tục.

Tham khảo:>> dịch vụ quản lý vận hành tòa nhà

Tham khảo:>> phí bảo trì chung cư

Theo: Châu Tuấn
Nguồn: Báo tuổi trẻ

Read more…

BQL chung cư Saigon Pearl chính thức lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi tử vong

 

Tối 28/12, ban quản lý chung cư Topaz, Saigon Pearl - nơi bé V.A. (8 tuổi) sống cùng "dì ghẻ" Võ Nguyễn Quỳnh Trang và bố ruột đã đưa ra một số thông báo xoay quanh vụ việc khiến dư luận dậy sóng thời gian qua.

Thông tin với báo chí, BQL chung cư Topaz, Saigon Pearl phủ định những nhận định cho rằng BQL không đưa ra động thái nào sau khi tiếp nhận thông tin về tình hình của bé V.A.

"BQL chung cư Topaz nói riêng và Saigon Pearl nói chung, không bao giờ thờ ơ và đặc biệt là bao che cho những hành động phạm pháp và trái ngược đạo đức. Chúng tôi đang nỗ lực hợp tác với các cơ quan chức năng để giúp mang sự thật của vụ án đến với cộng đồng".

Tham khảo:>> Tìm hiểu các mô hình quản lý tòa nhà hiện nay

BQL chung cư Saigon Pearl chính thức lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi tử vong: Bảo vệ không phát hiện bất thường, không nhận được phản ánh nào - Ảnh 1.

Trong thông cáo báo chí gửi đến truyền thông, BQL thông tin cụ thể về sự việc như sau: 

Vào ngày 22/12/2021: 

- Lúc 18 giờ 14 phút, BQL nhận được điện thoại đề nghị giúp đỡ từ một cư dân. Khi lên đến căn hộ, BQL ghi nhận bố của bé đang thực hiện các động tác sơ cứu theo lời kể của gia đình bé nguyên nhân là do bé bị sặc thức ăn. 

- Ngay sau đó, vào lúc 18 giờ 22 phút BQL và gia đình đã đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện. 

- Tới 21 giờ 05 phút cùng ngày, Cảnh sát khu vực Phường 22, Quận Bình Thạnh thông báo bé gái đã tử vong.

"Trước khi sự việc xảy ra, BQL không nhận được bất cứ báo cáo gì từ đơn vị bảo vệ liên quan việc bạo hành trẻ em trong tòa nhà. 

Sau khi trên báo chí có thông tin về việc 'một số cư dân phát hiện vụ việc bạo hành và đã phản ánh với bảo vệ tòa nhà', BQL đã rà soát sổ công tác của đội bảo vệ, hệ thống tiếp nhận thông tin của tòa nhà và không ghi nhận bất kỳ thông tin phản ánh nào của cư dân về trường hợp gia đình bé gái này. 

Đơn vị bảo vệ cũng đã có cam kết khẳng định mọi thông tin nếu có đều được đơn vị bảo vệ chuyển cho BQL theo đúng quy định và đơn vị bảo vệ cũng không nhận được phản ánh phát hiện việc bạo hành trong tòa nhà từ bất kỳ cư dân nào".

BQL chung cư Saigon Pearl chính thức lên tiếng vụ bé gái 8 tuổi tử vong: Bảo vệ không phát hiện bất thường, không nhận được phản ánh nào - Ảnh 2.

Chung cư Saigon Pearl - nơi xảy ra vụ việc thương tâm

Liên quan đến sự việc xảy ra ngày 22/12, BQL chung cư cho biết một thành viên Ban Quản trị tòa nhà có đề nghị BQL lưu ý quan sát trường hợp của bé gái này do nghi ngờ bị mẹ đánh và báo lại nếu có bất thường. Ngay sau đó, BQL đã triển khai bảo vệ tuần tra bên ngoài căn hộ, đồng thời bảo vệ sảnh và lễ tân được yêu cầu quan sát khi gia đình này đi qua sảnh. 

"Mặc dù vậy, do trong thời gian giãn cách và không tới trường học, bé gái rất ít khi ra ngoài và bảo vệ không phát hiện bất thường nào đồng thời BQL cũng không nhận được bất cứ phản ánh nào từ các căn hộ xung quanh. BQL sau đó đã cập nhật thông tin đến thành viên BQT.

Hoàn toàn không có việc một số cư dân phát hiện bé gái bị đánh và báo cho BQL nhiều lần để xử lý. Trước thời điểm xảy ra sự việc, BQL chưa bao giờ tiếp cận bên trong căn hộ".

BQL chung cư Topaz, Saigon Pearl cho biết đang tiếp tục làm việc với Cơ quan điều tra để cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cũng như đưa ra những biện pháp phù hợp với các trường hợp cố tình cung cấp thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân tại dự án, uy tín của BQL, và ảnh hưởng tới quá trình điều tra. 

"Chúng tôi cũng rất phẫn nộ trước hành vi vô nhân tính làm tổn hại đến trẻ em, và xin khẳng định đã nỗ lực hết sức mình để hỗ trợ cơ quan điều tra về các vấn đề liên quan đến sự việc trên".

Read more…