Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC-Bộ Công an), hiện số lượng chung cư cao tầng trong cả nước gần 3.600 tòa nhà, mặc dù công tác kiểm tra PCCC của lực lượng tại chỗ diễn ra thường xuyên, nhưng việc bảo đảm an toàn PCCC cho công trình chỉ được phát hiện khi các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ hoặc khi sự cố đã xảy ra.
Nguyên nhân gây mất an toàn PCCC
Thực tế tại các đô thị lớn hiện nay, nhiều chung cư cao tầng có lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, nhưng công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng còn mang tính hình thức. Vì vậy, tại nhiều công trình dù được trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC, nhưng khi xảy ra sự cố lại không sử dụng được.
Bên cạnh đó, kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống ứng phó với sự cố cháy nổ của người dân hạn chế, hầu hết thường hoảng loạn, mất bình tĩnh dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, hầu hết các chung cư hiện nay không bảo đảm an toàn PCCC. Trong đó, lỗi ở các chung cư mới thường gặp là không bảo đảm yêu cầu về lối thoát nạn.
Do có kết cấu gồm khối đế và khối cao tầng với nhiều loại công năng kết hợp như văn phòng, trung tâm thương mại, nhà trẻ, lớp học, dịch vụ ăn uống, giải trí, gara... nên các nhà cao tầng càng nhiều công năng thì nguy cơ cháy nổ càng lớn, càng tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn về người và tài sản khi có cháy. Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư chạy theo lợi nhuận và tăng diện tích sàn bán; thiết kế mật độ dày đặc căn hộ trên một tầng nhà, dẫn đến nguy hiểm khi có sự cố và mất cân đối khi sử dụng tiện nghi của tòa nhà.
Trong quy chuẩn QCVN 06/2020/BXD của Bộ Xây dựng quy định rõ, việc thiết kế thang bộ thoát nạn của chung cư cao tầng có chiều cao trên 28 m phải có ít nhất 1 thang bộ tiếp xúc trực tiếp với không gian bên ngoài nhà. Tuy nhiên, đa phần các tòa nhà có xu hướng bố trí hệ thống thang theo kiểu tiết kiệm diện tích, nên thường đặt trong không gian lõi, nhằm tạo điều kiện tối đa thiết kế các căn hộ hướng ra mặt tiền. Vì vậy, nhiều trường hợp thang thoát nạn bị vây kín, thiếu không khí và ánh sáng tự nhiên. Trường hợp có cháy xảy ra trong nhà cao tầng, thường gây nên hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.
Hiện tại, các chung cư cao tầng thường được bố trí nhiều hệ thống kỹ thuật như: Trạm biến áp, máy phát điện, hệ thống cấp thoát nước... Do đó, chỉ cần gặp sự cố hoặc sử dụng không đúng quy trình PCCC là có thể gây mất an toàn về PCCC.
Chưa kể, hàng loạt chung cư hiện nay đã qua sử dụng nhiều năm, hệ thống thiết bị PCCC được trang bị đã xuống cấp, không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời hoặc chủ đầu tư đã bán hết các căn hộ, nên không quản lý, không có kinh phí cho hoạt động PCCC. Thực tế này khiến các phương án chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn gặp nhiều khó khăn, người dân không được phổ biến, hướng dẫn ứng phó thoát nạn thường xuyên khi có sự cố xảy ra...
Ngoài ra, do thực tế phát triển của ngành Xây dựng trong những năm gần đây, một số công trình được đầu tư xây dựng trên 150 m, nhiều hơn 3 tầng hầm đã hoặc đang chuẩn bị đầu tư xây dựng chưa có quy định cụ thể về PCCC; các công trình nhà ở riêng lẻ, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích sử dụng khác không thuộc phạm vi áp dụng của các quy chuẩn hiện hành và chưa có các tiêu chuẩn phù hợp.
Quy chuẩn quốc gia về PCCC
Sau hàng loạt sự cố PCCC tại các dự án nhà chung cư cao tầng, Bộ Xây dựng đã ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình (ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021). Quy chuẩn này quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (gọi chung là nhà) và bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng; đồng thời, quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho các nhà, phần và bộ phận của nhà, cho các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
Vụ cháy xảy ra lúc 12h30 ngày 20/11 tại một căn hộ tòa S1 - Tổ hợp căn hộ TRN Golmark City, số 136 Hồ Tùng Mậu. Nghe tiếng báo động, cả trăm cư dân ở tòa nhà Goldmark city, trong đó có nhiều người già và trẻ nhỏ hốt hoảng theo thang bộ thoát ra ngoài.
Dẫn khách đi xem căn hộ ở tầng 29, anh Trần Văn Tuấn, nhân viên tư vấn bất động sản cho biết, "đứng ở hành lang, tôi thấy khói phun nghi ngút qua kẽ cửa chính của căn hộ 3 phòng ngủ đang khóa, tiếng chuông báo cháy kêu vang, mọi người vội chạy vào thang thoát hiểm và thang máy cứu hỏa để xuống sân".
Khói lửa bốc lên từ chung cư trên đường Hồ Tùng Mậu. Ảnh: CTV
Ít phút sau, hơn chục bảo vệ tòa nhà mở cửa căn hộ và dùng vòi phun nước tiếp cận đám cháy từ 3 hướng, gồm phun nước từ cửa chính, từ khu vực hành lang đối diện sang đám cháy và từ tầng 40 xuống.
Cảnh sát huy động 4 xe cứu hỏa phối hợp cùng nhân viên bảo vệ dập lửa. Đám cháy được khống chế trong khoảng hơn 10 phút. Phía dưới sân tòa chung cư, cả trăm người dân theo dõi diễn biến.
Căn hộ xảy ra cháy rộng hơn 100 m2, nhiều đồ đạc bị thiêu rụi, hệ thống điều hòa ở ngoài hành lang cháy đen. Gần 14h, các cư dân được quay trở về căn hộ.
Nơi xảy ra vụ cháy nằm trong tổ hợp chung cư Goldmark City 136, Hồ Tùng Mậu với 9 tòa nhà cao 40 tầng, được bàn giao hơn một năm qua, mỗi tầng 11 căn hộ.
Nhà chức trách cho hay, may mắn vụ cháy không gây thiệt hại về người; nguyên nhân hỏa hoạn đang được làm rõ.
Khoảng 22h đêm ngày 8/11 tại căn hộ tầng 19, chung cư ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại ban công, người dân đã hô hoán, chạy xuống sảnh tòa nhà, ban đầu nguyên nhân được xác định là do cục nóng của điều hòa ngoài ban công.
Khoảng 22h tối 8/11, lửa bốc ra từ khu vực ban công một căn hộ tầng 19, toà chung cư nằm ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Người dân nghe tiếng hô hoán, tháo chạy xuống sảnh toà nhà, đồng thời thông báo cho Ban quản lý.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng điều 3, 4 xe chuyên dụng có mặt tại hiện trường. Nguyên nhân ban đầu xác định do cục nóng điều hoà phát nổ.
Đến khoảng 0h rạng sáng 9/11, vụ hoả hoạn cơ bản được khống chế, không có thương vong về người, cư dân quay trở lại căn hộ.
Ngọn lửa phát ra từ một căn hộ thuộc tầng 19 (Ảnh: Facebook)