Sai phạm về quản lý chung cư, Hoàng Anh Mê Kông bị phạt 400 triệu đồng

 

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông bị xử phạt hành chính do bàn giao không đầy đủ và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì không đúng quy định tại chung cư Tây Nguyên Plaza ở Cần Thơ.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông (có trụ sở tại TP.HCM), chủ đầu tư chung cư Tây Nguyên Plaza do ông Nguyễn Thế Quảng làm Tổng giám đốc.

Từ khi hoàn thành công trình, đưa chung cư vào sử dụng năm 2011 đến ngày 30/6/2021, chủ đầu tư đã có các vi phạm, gồm bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư và quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định.

Công ty Hoàng Anh Mê Kông bị xử phạt tổng số tiền 400 triệu đồng về hai hành vi nêu trên, đồng thời phải bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì chung cư theo quy định cho Ban Quản trị chung cư Tây Nguyên Plaza.

Chung cư Tây Nguyên Plaza


Công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả trong 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và báo cáo kết quả đến Sở Xây dựng.

Theo kết luận thanh tra, chủ đầu tư đã chuyển nhượng 187/216 căn, còn lại 29 căn đã ký kết các hợp đồng mua bán căn hộ dự án, nhưng chưa chuyển nhượng (đã bàn giao vào ở 15/29 căn).

Kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng, chủ đầu tư đã không lập tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại của nhà chung cư đối với kinh phí bảo trì để quản lý và bàn giao tài khoản đó cho Ban quản trị.

Theo quy định, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông có trách nhiệm thu và nộp các khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư, tương đương 2% tiền bán và mở tài khoản riêng gửi vào ngân hàng thương mại và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã quản lý, sử dụng kinh phí này không đúng quy định.

Cụ thể, chủ đầu tư không lập tài khoản tiền gửi đối với phần kinh phí bảo trì tại ngân hàng thương mại để quản lý kinh phí bảo trì theo quy định với số tiền là hơn 3 tỷ đồng. Sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chưa đúng theo quy định là hơn 1,1 tỷ đồng.

Theo kết luận thanh tra, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mê Kông phải thực hiện ngay việc lập tài khoản riêng theo quy định để chuyển số tiền kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đã thu là hơn 2,7 tỷ đồng. Số tiền này bao gồm kinh phí bảo trì phần sở hữu chung đã thu và 8 căn hộ đã bàn giao nhưng chưa thu kinh phí bảo trì và 2 căn penhouse đã chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, phải thông báo cho người mua của 14 căn hộ mà chủ đầu tư chưa bàn giao để nộp tiền vào tài khoản này với tổng giá trị gần 248 triệu đồng và bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư theo quy định.


Read more…

Thanh tra quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì nhà chung cư

 Đây là chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại Văn bản 3734/UBND-SXD (ngày 27-10-2021), thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 15-9-2021 của Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư.

Cụ thể, UBND thành phố giao Sở Xây dựng thanh tra chuyên ngành về nhà ở trên địa bàn thành phố, trong đó tăng cường thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì các nhà chung cư. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra theo quy định…

Công an thành phố chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì theo quy định.

UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục nâng cao công tác quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn; theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản trị nhà chung cư triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 02/CT-BXD; hằng quý báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện, gửi Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND thành phố. 

Tham khảo:>> https://s-tech.info/phan-mem-quan-ly-chung-cu/

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong đó chú trọng đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư. UBND các quận, huyện, thị xã khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của Ban quản trị nhà chung cư thì khẩn trương kiểm tra và ban hành quyết định công nhận hoặc ủy quyền cho UBND cấp xã nơi có nhà chung cư kiểm tra hồ sơ và ban hành quyết định công nhận ban quản trị nhà chung cư theo quy định…

Read more…

Tại sao phải có phí bảo trì chung cư?

Ngày nay khi các tòa cao tầng “mọc lên như nấm” đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành Phố Hồ Chí Minh. Đồng nghĩa với nhu cầu ngày càng tăng của người dân về nhà ở việc đảm bảo dịch vụ tốt nhất là điều mà mọi chủ đầu tư đều muốn hướng đến. Nên khi bạn ở trong các căn hộ bạn sẽ phải trả một khoản phí gọi là “phí bảo trì chung cư”.

Vậy “Phí bảo trì chung cư” là gì? Mục đích của phí bảo trì chung cư là như thế nào?

Chắc chắn đa số người dân khi họ quan tâm hay có ý định sở hữu cho mình một căn trong tòa nhà chung cư gần như mối quan tâm của người dân chỉ dừng ở chỗ giá cả của căn hộ hợp lý hay đắt đỏ, vị trí căn hộ như thế nào, mà gần như họ quên đi phí bảo trì chung cư. Nhìn thì có vẻ khoản phí này nhỏ nhưng về lâu dài nó để lại nhiều mâu thuẫn giữa người chủ căn hộ và các chủ đầu tư tòa nhà. 

 
“Phí bảo trì chung cư” là gì? Đây chính là một khoản phí mà cư dân phải trả để có thể bảo trì, sửa chữa, nâng cấp tòa nhà tránh trường hợp tòa nhà xuống cấp nhanh chóng. 

Nói đến đây các bạn có thể thấy đây là một khoản phí vô cùng quan trọng. Không thể thiếu các khoản phí này khi xây dựng và sử dụng một tòa chung cư. 

Mục đích của việc thu phí bảo trì chung cư.

Khi thu bất kỳ khoản phí nào của cư dân thì mục đích luôn hướng đến lợi ích của cư dân. Để đảm bảo cư dân của mình có một cuộc sống thoải mái nhất các chủ đầu tư đã thu khoản phí này để luôn có thể bảo trì các phần thuộc sở hữu chung của tòa nhà.

Sau một thời gian dài sử dụng, bất cứ một tòa nhà chung cư nào cũng không thể tránh khỏi tình trạng xuống cấp bởi các tác nhân khách quan như thời tiết, khí hậu. Nhưng tình trạng đó xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc bảo trì của tòa nhà.

Không giống như nhà đất, khi bạn sống trong một tòa nhà chung cư bạn sẽ phải sử dụng các phần thuộc sở hữu chung của các chủ căn hộ khác nhau. Vậy nên, khi các phần chung đấy xuống cấp cần một nguồn cố định để bảo trì và sửa chữa nó kịp thời. 

Xem thêm:>> quy trình quản lý tòa nhà

Phí bảo trì chung cư 
Nên cư dân dễ dàng thấy được những lợi ích khi đóng khoản phí bảo trì chung cư. Cụ thể một vài lợi ích có thể là:

  1. Việc đóng phí sẽ giúp cư dân bảo trì và hạn chế tối thiểu việc xuống cấp các phần thuộc sở hữu chung của tòa nhà.

  2.  Khi sống trong một tòa nhà chung cư, để đảm bảo an toàn tối đa cho bạn thì vai trò của bộ phận thiết bị là vô cùng quan trọng. Thiết bị đó có thể là phòng cháy chữa cháy, thang máy,hệ thống cấp thoát nước, thiết bị cung cấp điện và các thiết bị chung khác. Vậy chúng cần được bảo trì để hoạt động tối ưu nhất.

  3. Không chỉ dừng lại ở việc xử lý các phần thuộc sở hữu chung, khi bạn đóng phí sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống riêng tư của bạn. Có thể kể đến bổ sung vi sinh định kỳ cho hệ thống cấp thoát nước chẳng hạn.

  4. Để bạn có một cuộc sống không chỉ dừng lại ở an toàn, mà bạn có thể cảm nhận cuộc sống thoải mái, vui vẻ thì phí bảo trì sẽ giúp bạn tu sửa vườn hoa, công viên thu nhỏ, hay trang trí chung cư mỗi dịp đặc biệt.

Chỉ một số lợi ích cơ bản như vậy chắc chắn nếu bạn là một cư dân thì bạn cũng đã thấy được tầm quan trọng của phí bảo trì chung cư rồi đúng không. Vậy hãy là một cư dân gương mẫu nhé!


Read more…

Kiến nghị bỏ phí bảo trì 2% tránh các tranh chấp phát sinh

 

Trong văn bản gửi Bộ Xây dựng, UBDN TP.HCM mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã kiến nghị bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu phí bảo trì chung cư 2%. 

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, ở một số chung cư, chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị, không bàn giao kinh phí bảo trì chung cư, gây khó khăn cho việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình, dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại nhiều nơi. Một số chủ đầu tư chưa nghiệm thu hoàn thành công trình nhưng đã bàn giao căn hộ, cho cư dân vào ở.
Về lâu dài nên bỏ quy định thu phí bảo trì chung cư
ẢNH: ĐÌNH SƠN
Kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành đối với chung cư thuộc sở hữu nhà nước còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa có hướng dẫn, quy định pháp luật cụ thể, cần được nghiên cứu, kiến nghị giải pháp xử lý trong thời gian tới. Việc tranh chấp quyền sở hữu đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư còn diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, các chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở năm 2005 còn thiếu nhà để xe, nhà sinh hoạt cộng đồng, các hệ thống PCCC…, kết cấu công trình dần xuống cấp sau hơn 20 năm sử dụng nhưng không có kinh phí bảo trì. Lý do là hầu hết các chung cư này không có quỹ bảo trì.
Ngoài ra, Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho rằng, các quy định pháp luật về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, về quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa quy định cụ thể về biện pháp chế tài, xử lý đối với nhiều hành vi vi phạm của chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành.
Chính vì vậy, Sở này kiến nghị về lâu dài, bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư như hiện nay. Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các chủ sở hữu căn hộ trong quá trình quản lý, sử dụng. Số thu sẽ theo tỉ lệ % do hội nghị nhà chung cư quyết định.
Đối với những tranh chấp trước mắt, Sở Xây dựng TP.HCM, cho rằng cần điều chỉnh quy định pháp luật về nội dung cưỡng chế chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị theo hướng các bên khởi kiện tại tòa.
Như vậy, không chỉ UBND TP.HCM mà Sở Xây dựng cũng đã nhiều lần kiến nghị việc bỏ thu phí bảo trì nhà chung cư để tránh các tranh chấp phát sinh. 
Nguồn: thanhnien.vn
Read more…